CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 05:08

Hội thảo quốc tế đánh giá tác động của vụ kiện Philippines – Trung Quốc

 

 

GS.TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh, Trưởng BTC Hội thảo cho biết:, vụ Philippines kiện Trung Quốc từ ngày 22/1/2013. Mặc dù Trung Quốc đã tuyên bố bác bỏ thẩm quyền của Trọng tài và từ chối tham gia vụ kiện ngày 29/10/2015, Tòa trọng tài đã ra phán quyết khẳng định Tòa có thẩm quyền và ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài đã công bố phán quyết cuối cùng về vụ kiện này.

GS TS Mai Hồng Quỳ nhấn mạnh: việc phân tích tác động của những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài có một ý nghĩa rất lớn đối với không chỉ riêng Việt Nam, mà còn được sự quan tâm, chú ý của hầu hết các quốc gia thuộc khu vực biển Đông.

Nội dung được thảo luận tại Hội thảo được chia làm 3 phiên. Trong đó, phiên 1 sẽ thảo luận về nội dung “Giải quyết tranh chấp bằng tài phán theo quy định của UNCLOS; Phiên 2 về “Giải quyết tranh chấp bằng thủ tục trọng tài được thành lập theo phụ lục VII của UNCLOS 1982 và phiên thứ 3 với chủ đề “Ảnh hưởng và tác động từ vụ kiện của Philippines đối với các quốc gia trong khu vực và thế giới”.

 

 

Trao đổi tại buổi hội thảo , GS Gregory Rose, ĐH Wollongong (Úc) chia sẻ: Phán quyết ở La Haye sẽ buộc các nước phải thực thi một cách nghiêm túc và chấp nhận thẩm quyền của tòa quốc tế được thành lập theo phụ lục của UNCLOS 1982. Trong vụ kiện này, Trung Quốc cho rằng Trung Quốc là trường hợp ngoại lệ và Tòa trọng tài không có quyền ra phán quyết liên quan tới họ, nhưng vấn đề ở đây là phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển là cho phép cơ quan tài phán có quyền xét xử và các nước phải tuân thủ theo phán quyết của Tòa.

Theo BTC Hội thảo quốc tế, trong 15 năm gần đây đã có 12 vụ tranh chấp quốc tế đã và đang được giải quyết bằng thủ tục trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS 1982. 

Thiên Hướng/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh