CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 11:47

Hỏi nhanh - Đáp gọn về các thắc mắc phổ biến nhất trong mùa dịch 2019-nCOV

1. Công nhân/ nhân viên văn phòng có cần đeo khẩu trang trong lớp/văn phòng không?

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu (Nguyên Cục trưởng Cục y tế dự phòng), đeo khẩu trang trong quá trình làm việc là hành động không thực sự cần thiết. Đúng là đeo khẩu trang giúp phòng chống bệnh hô hấp rất tốt nhưng chúng ta phải xác định ở mức độ nào, nguy cơ nào, trường hợp nào, lúc nào thì dùng khẩu trang.

Hỏi nhanh - Đáp gọn về các thắc mắc phổ biến nhất trong mùa dịch 2019-nCOV - Ảnh 1.

Đeo khẩu trang trong quá trình làm việc là hành động không thực sự cần thiết.

Hiện nay, dịch chưa lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng, người dân nên dùng khẩu trang ở nơi có nguy cơ lây lan cao như khi đi phương tiện công cộng, đến bệnh viện. Nếu ngồi trong văn phòng làm việc thì không cần thiết phải đeo khẩu trang vì cũng có thể gây bí thở... 

Điều quan trọng là khi ho, hắt hơi cần dùng mặt trong khuỷu tay che miệng, tránh lây nhiễm virus cho người khác. Hoặc người có dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp cấp cũng nên đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm virus, vi khuẩn sang cho người khác.


2. Tôi sốt cao (trên 40 độ) nhưng không đau họng, đó có phải triệu chứng của virus corona hay không?

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, sốt cao là một trong những triệu chứng điển hình của người bị nhiễm nCOV-2019. Tuy nhiên, nếu chỉ nói đến sốt cao thì cũng có thể là biểu hiện của cảm cúm, cảm lạnh thông thường chưa chắc đã là do nhiễm virus corona. Cách tốt nhất là bạn nên báo cáo các triệu chứng của mình đến cơ sở y tế gần nhất và tiến hành làm xét nghiệm dương tính với corona hay không.

Hỏi nhanh - Đáp gọn về các thắc mắc phổ biến nhất trong mùa dịch 2019-nCOV - Ảnh 4.

Nếu chỉ nói đến sốt cao thì cũng có thể là biểu hiện của cảm cúm, cảm lạnh thông thường chưa chắc đã là do nhiễm virus corona.

3. Nếu tôi bị ho kéo dài có nên xin nghỉ làm?

PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, việc bị ho kéo dài chứng tỏ cơ thể đang không hoàn toàn khỏe mạnh. Nhất là trong tình hình dịch bệnh corona đang có diễn biến phức tạp như hiện nay, tình trạng ho kéo dài có thể khiến bạn dù chưa bị virus tấn công vẫn có khả năng bị nhiễm cao hơn người khác. Nghỉ ngơi tại nhà, tăng cường miễn dịch để khỏe mạnh hoàn toàn sẽ là biện pháp tích cực hơn trong lúc này.

4. Tôi có nên đi du lịch vào thời gian này?

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, việc đi du lịch, nhất là đi du lịch đến những vùng đang có dịch là điều không nên. Mà nói chung, trong suốt hành trình đi du lịch, chúng ta sẽ ngồi nhiều phương tiện như máy bay, xe khách, người ngồi cùng trong xe rất đông, đi du lịch đến những vùng đất mới cũng có khả năng cao tiếp xúc với nhiều người... Điều này khiến nguy cơ lây lan virus corona rất khó kiểm soát nên cần suy nghĩ thật kỹ.

Hỏi nhanh - Đáp gọn về các thắc mắc phổ biến nhất trong mùa dịch 2019-nCOV - Ảnh 6.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, việc đi du lịch, nhất là đi du lịch đến những vùng đang có dịch là điều không nên.

5. Nếu tôi có triệu chứng ho, nhưng sau 5 ngày không thấy sốt, có nghĩa là tôi an toàn đúng không?

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, các triệu chứng của chủng nCOV-2019 rất khó lường, hiện đã ghi nhận có trường hợp ở Đức không có dấu hiệu bệnh nhưng đã lây cho 2 người đồng nghiệp. Mới nhất tại Việt Nam, hôm qua cũng ghi nhận trường hợp nhiễm virus corona không hề có triệu chứng bệnh cụ thể. Do đó nếu nghi tiếp xúc với người bị bệnh thi hạn chế đi lại lung tung trong 14 ngày. Thường bệnh như thế này sốt bao giờ cũng biểu hiện đầu tiên, sau là ho, khó thở, tiếp theo có thể là mệt mỏi, đau toàn thân, nặng có thể là ngừng thở hoặc biến chứng ra các phủ tạng khác. Nếu chỉ xuất hiện ho mà không thấy sốt sau 5 ngày thì cách an toàn nhất vẫn là nên đi khám, xét nghiệm xem bạn có bị nhiễm virus corona hay không.

6. Tại sao tôi không được sờ tay lên mặt để phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp?

Tổ chức Y tế Thế giới WHO từng chỉ ra một sự thật là bàn tay chúng ta hàng ngày chạm vào mắt, mũi và miệng rất nhiều lần. Nhưng bạn để ý mà xem, có phải hàng ngày đôi bàn tay của chúng ta chạm vào nhiều bề mặt có thể bị nhiễm virus hay không? Khi ấy, cũng chính đôi bàn tay ấy chạm vào mắt, mũi hoặc miệng khi đã bị nhiễm bẩn, bạn có thể truyền virus từ các bề mặt bị nhiễm sang chính mình. Tổ chức WHO cũng khuyến cáo, đừng quên, virus corona mới có thể tồn tại trên bề mặt nhẵn nhụi, lạnh như kim loại trong một thời gian khá dài, 3-4 ngày. Do đó dù bạn có liên tục rửa tay thì khuyến cáo này cũng không hề thừa chút nào.

Hỏi nhanh - Đáp gọn về các thắc mắc phổ biến nhất trong mùa dịch 2019-nCOV - Ảnh 7.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO từng chỉ ra một sự thật là bàn tay chúng ta hàng ngày chạm vào mắt, mũi và miệng rất nhiều lần.

7. Nếu tôi hoặc người thân có dấu hiệu sốt, ho, khó thở thì có thể liên hệ thông báo thông tin bằng cách nào?

Bộ Y tế công bố 2 số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV 2019: 19003228 và 1900 9095.

Cùng với đó, 21 đường dây nóng của các Bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV:

Bệnh viện Bạch Mai: 0969.851.616

Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: 0969.241.616

Bệnh viện E: 0912.168.887

Bệnh viện Nhi trung ương: 0372.884.712

Bệnh viện Phổi trung ương: 0967.941.616

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí: 0966.681.313

Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên: 0913.394.495

Bệnh viện Trung ương Huế: 0965.301.212

Bệnh viện Chợ Rẫy: 0969.871.010

Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ: 0907.736.736

Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội: 0904.138.502

Bệnh viện Vinmec Hà Nội: 0934.472.768

Bệnh viện Đà Nẵng: 0903.583.881

Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM: 0967.341.010

Bệnh viện Nhi đồng 1: 0913.117.965

Bệnh viện Nhi đồng 2: 0798.429.841

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai: 0819.634.807

Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa: 0913.464.257

Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa: 0965.371.515

Bệnh viện tỉnh Thái Bình: 0989.506.515

Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn: 0396.802.226

Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương.

Tiểu Nguyễn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh