THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 04:55

Hội chứng xa lánh xã hội của thanh niên Nhật Bản

Khoảng một triệu công dân Nhật Bản - phần lớn là thanh thiếu niên - đang đe doạ nền kinh tế Nhật Bản, đẩy nước nhà bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng về xã hội và sức khoẻ, bằng việc nhốt mình trong phòng ngủ, sống xa lánh xã hội và phá hủy các mối liên kết gia đình.

Theo chuyên gia, đây là hội chứng Hikikomori (xa lánh xã hội), chủ yếu xảy ra với những người ở độ tuổi thanh thiếu niên. Họ hành động như vậy vì không còn đủ sức đối phó với áp lực phải thành công để làm rạng danh gia đình và cả xã hội.

Các chuyên gia sức khoẻ Nhật Bản lo ngại vì người bị hội chứng này có xu hướng tăng nhanh, gây hệ lụy đến thế hệ tương lai.

Nhiều thanh niên Nhật không muốn ra đường tiếp xúc với xã hội.

Yuto Onishi (18 tuổi, sống tại Tokyo) tự “bỏ tù” bản thân ba năm trời bên trong chiếc phòng ngủ nhỏ xíu. Thanh niên này ngủ ban ngày và lướt mạng internet vào ban đêm. Anh cắt đứt liên lạc với gia đình, bạn bè, chỉ lẻn ra ngoài lúc rạng sáng để đi ăn.

"Một khi bạn đã quen với nó, bạn sẽ chìm vào ảo tưởng và đánh mất thực tại. Tôi biết điều này không bình thường một chút nào nhưng tôi không muốn thay đổi. Tôi cảm thấy an toàn khi ở đây”, Yuto Onishi chia sẻ.

May mắn, sáu tháng trước, Yuto chịu bước ra khỏi phòng ngủ nhờ ý muốn ra nước ngoài du lịch và làm việc thôi thúc anh.

Tiến sĩ Takahiro Kato, một trong số ít chuyên gia nghiên cứu về Hikikomori ở Nhật Bản, giải thích: “Trong xã hội phương Tây, nếu một người nhốt mình trong nhà, lập tức họ sẽ được mọi người quan tâm khuyến khích ra ngoài. Nhưng ở Nhật Bản thì không”.

Áp lực từ gia đinh, xã hội khiến họ muốn trốn tránh.

“Vai trò của con người đã thay đổi, tất cả đều quá ảo, thực tế cuộc sống biến mất. Ngoài ra chúng tôi cũng xem xét các nguyên nhân về văn hóa, ví dụ như tính cách quá yếu đuối ủy mị hoặc việc họ quá lệ thuộc tình cảm vào người mẹ”, chuyên gia Kato cho biết.

Đứng đầu nhóm nghiên cứu về hội chứng Hikikomori tại Đại học Kyushu, Tiến sĩ Kato quyết tâm loại trừ xu hướng tiêu cực này. Ông cho biết: “Hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung phản ánh góc độ tâm lý, nhưng Hikikomori không chỉ đơn thuần nói về căn bệnh tinh thần. Chúng tôi đang mở rộng nghiên cứu sang khía cạnh về sinh học và xã hội với mong muốn chẩn đoán được nguyên nhân của căn bệnh này trên nhiều phương diện khác nhau”.

Theo Tấm gương

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh