CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:10

Học viện Nông nghiệp phân lập được tế bào PAM để sản xuất vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi

 - Ảnh 1

GS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại cuộc họp về "Giải pháp sử dụng vắc xin, chế phẩm sinh học trong phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Bệnh dịch tả lợn châu Phi là một loại bệnh do virus gây bệnh xuất huyết, bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên đàn heo, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loài heo. Virus gây bệnh dịch tả châu Phi là loại virus DNA lớn thuộc họ Asfarviridae.

Virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi có khả năng sống rất khoẻ và có thể tồn tại nhiều tuần hoặc vài tháng trong thịt heo được bảo quản hoặc thịt muối, thức ăn chăn nuôi, virus này có thể trú ngụ trong dịch tiết, xác động vật, sản phẩm thịt đông lạnh và máu khô, sống sót trong xúc xích hun khói hoặc một phần xúc xích và các sản phẩm thịt heo khác. Virus có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C trong 70 phút hoặc 60°C trong 20 phút.

Dịch tả lợn châu Phi không lây sang người

Không giống như cúm lợn, dịch tả lợn châu Phi không có mối đe doạ trực tiếp nào đối với sức khoẻ con người nhưng có thể lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt. Lợn bị dịch tả có thể mắc thêm những bệnh nguy hiểm khác như: Tai xanh, cúm, thương hàn… Những bệnh này mới gây nguy hiểm cho người bởi làm rối loạn hệ tiêu hoá, đặc biệt khi ăn tiết canh, ăn thịt lợn bệnh, chưa nấu chín kỹ.

Nhận biết thịt nhiễm dịch tả lợn châu Phi

Tứ chi, bụng, ngực của lợn có màu tím xanh. Chạm vào thịt có hiện tượng chảy nhớt, kết cấu của thịt nhão, không đàn hồi, màu thịt kém tươi, phần mỡ không có màu trắng. Các nốt xuất huyết nằm dưới da, trên vành tai của lợn và trông giống như vết muỗi đốt.

Khi chế biến, thịt có mùi hôi, nước nấu thịt có dạng đục ngầu.

 - Ảnh 2

Cần phải nấu chín thức ăn để phòng tránh bệnh dịch tả lợn châu Phi

Rửa thịt bằng nước muối trước khi nấu. Không nấu thịt chín tái. Không bỏ thịt vào nước đang đun sôi bởi hành động này sẽ khiến các chất hoá học (nếu có trong thịt) dễ bị hấp thụ ngược lại vào bên trong thịt.

Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, người tiêu dùng cần sử dụng thịt lợn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và phải nấu chín kỹ trước khi dùng.

 - Ảnh 3

 - Ảnh 4

Tiêu huỷ đàn lợn nếu phát hiện nhiễm dịch tả châu Phi

Tại cuộc họp về "Giải pháp sử dụng vắc xin, chế phẩm sinh học trong phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng 2/7, GS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu mạnh về vắc xin của Học viện đã phân lập được tế bào PAM để sản xuất vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi, đang nghiên cứu nhân chủng virus lên số lượng lớn.

Từ kết quả thí nghiệm, bà Lan khẳng định vắc xin an toàn và bảo hộ cao đối với lợn được tiêm phòng. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu và thử nghiệm ngắn, nhiều thí nghiệm đã được rút ngắn nên bà Lan cho rằng các loại vắc xin cần nghiên cứu thêm trên diện rộng và lặp lại, bổ sung nhiều thí nghiệm để tối ưu hóa công thức, chất lượng vắc xin. Cần triển khai các nghiên cứu tiếp theo để tạo các vắc xin khác tốt hơn.

"Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần cấp kinh phí khẩn cấp cho nghiên cứu và sản xuất vắc xin dịch tả lợn châu Phi; giúp Học viện đánh giá chất lượng vắc xin sản xuất ra để sớm đưa vào phục vụ sản xuất", GS Lan kiến nghị.

Tại cuộc họp, đại diện nhiều nhóm nghiên cứu đến từ các doanh nghiệp cũng giới thiệu về các kết quả bước đầu sản xuất vắcxin, chế phẩm sinh học có thể áp dụng vào chăn nuôi giúp phòng dịch bệnh tả lợn châu Phi. 

HẢI LINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh