THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 11:46

Học sinh "nhịn thở" khi đến trường

 

Cứ mỗi lần nói về vấn đề nhà vệ sinh của trường, chị Lê Thu Trà (quận Hà Đông, Hà Nội) hết ngán ngẩm, lại bức xúc. Con gái chị học ở một trường Mẫu giáo công lập ở Phúc La, Hà Đông luôn ở trong tình thế nhịn tiểu cho đến khi về nhà mới chịu “xả”. “Cháu bảo với tôi là không chịu nổi mùi hôi của nhà vệ sinh, cứ bước vào cửa là muốn nôn ọe” - chị nói. Điều khiến chị buồn bực là vì sợ đi tè nên con chị nhịn luôn cả việc uống nước. Hậu quả là cháu phải nhập viện một tuần vì viêm đường tiết niệu.

Thê thảm hơn, trường THCS Tân Triều (huyện Thanh Trì, Hà Nội) có hệ thống nhà vệ sinh được xây từ cách đây gần 20 năm, đến nay vẫn chưa được cải tạo. Đi từ xa, mùi xú uế đã bốc ra nồng nặc. Mục sở thị càng tá hỏa, phải bịt mũi khẩn cấp, bởi những cặn bẩn của chất thải đã bám chặt nền gạch, bệ xí từ thuở nào, ngả màu vàng cáu bẩn, hôi thối.


                                Cận cảnh "nỗi kinh hoàng" của học sinh trường THCS Tân Triều.   Ảnh: D.H

Có một khu nhà vệ sinh hiện buộc phải đóng cửa vì xuống cấp trầm trọng, gạch đá rơi ngổn ngang, vỡ nát, van xả vòi nước đều hoen ố gỉ sét. Cả trường có gần 1.000 học sinh mà chỉ có 6 khu nhà vệ sinh. Nay 1 khu nhà đã hỏng, áp lực lại dồn hết ở những khu nhà vệ sinh còn lại. Mùi xú uế nồng nặc khiến nhiều học sinh tại đây chọn cách… nín thở, bước vào đi tè thật nhanh hoặc cố… nhịn. Một học sinh nam ở đây còn “tiết lộ”, nhiều lần em cùng một số bạn khác rủ nhau đi… tè bậy ở hàng cây sau trường vì không thể chịu nổi mùi thối trong nhà vệ sinh. Học sinh nữ khi được hỏi, đa phần cho biết, các em toàn nhịn tiểu.

                       Nhà vệ sinh của trường THCS Tân Triều phải đóng cửa vì xuống cấp trầm trọng. Ảnh: D.H

Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Hiệu trưởng nhà trường THCS Tân Triều thừa nhận, có tình trạng nhà vệ sinh xuống cấp và bẩn thỉu. “Trường bỏ tiền thuê lao công dọn hàng ngày nhưng không xuể. Chúng tôi phải đóng cửa một khu nhà và đang lên dự toán cải tạo” - ông Tiến nói.Theo ông Tiến, nguồn kinh phí là vấn đề khó khăn bởi việc cải tạo nhà vệ sinh có chi phí không nhỏ. Trong khi đó, toàn thành phố có đến 2.700 trường cần cải tạo. Bên cạnh đó, theo thông tin của Sở GD&ĐT Hà Nội, mỗi trường chỉ có 1 nhân viên phụ trách đảm bảo vệ sinh toàn bộ khuôn viên của trường. Tuy nhiên chỉ tập trung lau dọn khu nhà hiệu bộ, văn phòng, sân trường. Việc dọn nhà vệ sinh chưa được ưu tiên hàng đầu mà phải chờ đến cuối ngày.
Trước đó, trong dịp khai giảng năm học mới 2016-2017, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, sẽ quyết tâm dẹp bỏ nhà vệ sinh bẩn. Đặc biệt, thành phố đã đầu tư hơn 1.000 nhà vệ sinh di động đặt hàng từ nước ngoài và sẽ sớm phân bổ về các trường trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên theo ghi nhận, đến thời điểm này, nhiều trường vẫn chưa nhận được hệ thống nhà vệ sinh di động này.
Cần gần 400 tỷ đồng để “dẹp” nhà vệ sinh bẩn
Đó là thống kê của sở GD&ĐT Hà Nội sau khi rà soát, đánh giá hiện trạng sơ bộ, lập đề án báo cáo UBND thành phố đề xuất phương án cải tạo 2.700 nhà vệ sinh trường học các cấp. Tổng kinh phí dự trù của đề án lên tới 395 tỷ đồng. Trước mắt, sẽ có 7 trường được làm mẫu nhà vệ sinh mới với kết cấu  hiện đại, đảm bảo khu vệ sinh, chỗ rửa tay. Lộ trình sửa chữa nhà vệ sinh mở rộng có thể phải kéo dài đến 2018.

Dương Hà/Phụ nữ Việt Nam

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
3 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh