THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:01

Hỗ trợ bệnh nhân HIV/AIDS bằng nguồn lực của nhà nước

 

Theo ông Hứa Ngọc Thuận, trước thực trạng  nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế cho hoạt động phòng, chống AIDS tại Việt Nam nói chung và tại TP Hồ Chí Minh nói riêng giảm mạnh và sẽ không còn trong những năm tiếp theo thì chỉ có 1 con đường duy nhất để duy trì các hoạt động này 1 cách bền vững, thực hiện mục tiêu đến năm 2030 kết thúc đại dịch AIDS là sự can thiệp và hỗ trợ của nhà nước thông qua nguồn BHYT và BHXH,  nếu được Chính phủ chấp nhận kiến nghị, TP Hồ Chí Minh cam kết 100% bệnh nhân trên địa bàn thành phố sẽ có BHYT và BHXH.

Theo báo cáo của Ủy ban Phòng, chống AIDS TP Hồ Chí Minh, tính từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 12 năm 1990 đến hết tháng 6 /2015, Thành phố có 40.956 trường hợp nhiễm HIV được quản lý, 10.887 trường hợp tử vong và 17.451 trường hợp đang được điều trị. Ước tính đến hết năm 2015, có 41.841 trường hợp nhiễm HIV được quản lý, có 11.067 trường hợp tử vong do HIV/AIDS  

Đáng chú ý, tỉ lệ người nhiễm HIV qua đường tình dục đang chiếm 57,5%, tỉ lệ lây qua đường máu chiếm 41,3%. Ở giai đoạn 5 năm trước, tỉ lệ này là 24% và 59%. Như vậy, xu hướng lây nhiễm HIV qua đường tình dục đang gia tăng, cảnh báo xu hướng lây lan trong cộng đồng dân cư có thể gia tăng ở một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao. 

Khám cho bệnh nhân nhiễm HIV

Theo khảo sát của TP Hồ Chí Minh năm 2014, 3 nhóm đối tượng có tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất là: nhóm nghiện chích ma túy 16,7%; nahóm phụ nữ hành nghề mại dâm 3,7%; nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới 12,7%. Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, phó giám đốc Sở Y tế , nhóm nam có quan hệ đồng giới đã giảm so với 5 năm trước đây, nhưng vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng. Kết quả phân tích và dự báo của mô hình dịch châu Á thực hiện, ước tính, tỉ lệ nhiễm HIV trên người dân trưởng thành tại TPHồ Chí Minh (trên 15 tuổi) sẽ tăng lên 1,73% vào năm 2020 (hiện chiếm khoảng 0.7), nếu các hành vi nguy cơ không được thay đổi, can thiệp. 

Trong 5 năm tới (2016-2020) với điều kiện nguồn tài trợ từ quốc tế cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS bị cắt giảm, TP sẽ đa dạng hóa nguồn kinh phí. Theo đó, TP bắt đầu huy động nguồn lực từ bảo hiểm y tế (chi trả cho một số dịch vụ: điều trị bệnh nhiễm trùng cơ hội, ARV…). Bên cạnh đó, Thành Phố cũng có kế hoạch tổ chức bộ máy phòng chống HIV/AIDS theo hướng tinh gọn và tiết kiệm, triển khai các mô hình phòng chống HIV/AIDS theo hướng chi phí thấp, hiệu quả cao.

 Nhân dịp này, UBND TP đã công bố quyết định giải thể Ủy ban Phòng, chống HIV/AIDS TP và thành lập Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS trực thuộc Sở Y tế . Trung tâm có chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về phòng, chống AIDS, can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV; tư vấn, xét nghiệm HIV; điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, điều phối và cung ứng thuốc kháng HIV…

Lê Hoàng/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh