THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 12:30

Hồ sơ Panama đã được công khai trên Internet

Theo hãng tin BBC, kể từ 2h sáng nay (10/5, theo giờ Việt Nam), Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đã công khai nội dung tập tài liệu mang tên “Hồ sơ Panama” dưới dạng cơ sở dữ liệu ở địa chỉ offshoreleaks.icij.org. Theo đó, ICIJ tiết lộ tên và thông tin về 200.000 công ty ở nước ngoài do giới nhà giàu thiết lập, được nêu trong Hồ sơ Panama.

hồ sơ Panama, Wikileak, hồ sơ mật, trốn thuế, thiên đường thuế, công ty ma

Trước đó, vào đầu tháng 4, một phần nội dung của Hồ sơ Panama đã được báo chí quốc tế đăng tải rộng rãi. Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế cho biết, lần công bố này không phải là việc “xả dữ liệu” như kiểu WikiLeaks đã làm.

Tài liệu này nằm trong cơ sở dữ liệu “nặng” tới 2,6 TB do một nguồn tin giấu tên gửi cho tờ Sueddeutsche Zeitung của Đức hồi một năm trước, trong đó cho thấy một hệ thống những công ty “ma” được thiết lập trên thế giới, nhằm giúp người giàu trốn thuế hoặc rửa tiền. Dữ liệu này vốn thuộc về hãng luật Mossack Fonseca có trụ sở ở Panama.

Công cụ tìm kiếm tại địa chỉ trên cho phép mọi người tra cứu một cá nhân hay công ty, xem mối liên hệ giữa những cá nhân và công ty khác. Công cụ này còn tổng hợp cả dữ liệu điều tra của ICIJ hồi năm 2013 về việc công dân Anh dùng tài khoản ở nước ngoài. Do đó, danh sách công bố có gần 320.000 công ty cùng hơn 360.000 cá nhân.

Tuy nhiên, một người bình thường sẽ không dễ dàng rút ra được mối liên quan giữa các doanh nghiệp và các cá nhân, bởi ICIJ sẽ không đăng tải các tài liệu cho biết khối tài sản cá nhân hay chi tiết các hợp đồng. Tháng 9 năm ngoái, ICIJ cũng đã xây dựng một công cụ tương tự sử dụng nội bộ để các nhà báo tiến hành phân tích, bóc tách tài liệu.

Toàn bộ Hồ sơ Panama chứa 11,5 triệu tài liệu gồm 4,8 triệu thư tín điện tử (email,) 1 triệu hình ảnh và 2,1 triệu file PDF cùng nhiều thứ khác.

Với 11,5 triệu tài liệu thuế mật của Mossack Fonseca, tập tài liệu tiết lộ về hoạt động rửa tiền và trốn thuế liên quan đến khoảng 140 chính trị gia, hàng chục tỷ phú và cá nhân nổi tiếng... Những tài liệu này được thu thập từ 40 năm qua, trong giai đoạn từ 1977 tới cuối 2015 và liên quan tới khoảng 214.000 tổ chức doanh nghiệp tại nước ngoài.

“Bạn sẽ thấy những công ty và chủ nhân thực sự của chúng. Đây là những thông tin chưa bao giờ công bố. Chúng tôi cho rằng thông tin về chủ sở hữu những công ty này nên được công khai rõ ràng”, Phó giám đốc ICIJ Marina Walker Guevara cho biết. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh, đây "không phải tiết lộ thông tin cá nhân quy mô lớn".

Cho đến nay, hãng luật Mossack Fonseca vẫn khẳng định hệ thống dữ liệu của họ bị đột nhập bởi hệ thống máy chủ ở nước ngoài và rằng họ không làm điều gì phạm pháp. Hồm 5/5 vừa qua, Mossack Fonseca tuyên bố, việc công khai Hồ sơ Panama sẽ vi phạm quyền luật sư - khách hàng. Đồng thời, nó còn gây tổn hại thêm đối với hình ảnh Panama.

Kể từ khi Hồ sơ Panama được tiết lộ, nhiều cá nhân nổi tiếng đã gặp rắc rối, phải công khai hồ sơ thuế hoặc bị điều tra trốn thuế. Trong đó, đáng chú ý nhất có vụ Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson và Bộ trưởng Công nghiệp Tây Ban Nha Jose Manuel Soria phải từ chức, do tên tuổi của hai ông này xuất hiện trong tài liệu.

Đầu tháng này, người cung cấp Hồ sơ Panama cho biết sở dĩ mình tiết lộ các tài liệu là bởi suy nghĩ rằng các nhà sáng lập, nhân viên và khách hàng của Mossack Fonseca cần phải trả lời về vai trò của họ trong những hoạt động phạm tội này. Nhân vật bí ẩn này cũng khẳng định không làm việc cho bất cứ cơ quan tình báo, chính phủ hay nhà thầu nào.

theo vietnamnet

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh