Hình ảnh chụp X-quang tiết lộ rõ thực tế bệnh nhân sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp khổ sở thế nào
- Y học 360
- 15:48 - 14/12/2019
Hình ảnh chụp X-quang bàn tay tiết lộ sự thật về việc sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp
Hình ảnh này hình ảnh chụp X-quang từ bàn tay của một phụ nữ 69 tuổi, được công bố trong tuần này trên Tạp chí Y học New England. Người phụ nữ được chẩn đoán bị viêm khớp dạng thấp (RA) 18 năm trước, chia sẻ trường hợp của mình với phòng khám bệnh lý học để điều trị các biến dạng khớp nghiêm trọng. Khuỷu tay, cổ tay, đầu gối và mắt cá chân trái của bà đều bị sưng. Thậm chí, bà mất khả năng nắm tay lại thành nắm đấm do tình trạng viêm khớp dạng thấp của mình.
Chưa kể, bà cũng bị một hiện tượng gọi là "ngón tay viễn vọng", đó là hậu quả của "sự tái hấp thu xương" hoặc sự phân hủy xương trong cơ thể ở cấp độ tế bào, làm cho xương trong tay trở nên ngắn hơn và không ổn định. Điều này cũng có thể dẫn đến sự sụp đổ của các mô mềm trong ngón tay.
Trong khi các bác sĩ có thể giảm bớt cơn đau mà viêm khớp dạng thấp gây ra cho mình, bệnh nhân vẫn không lấy lại được chức năng đầy đủ, trọn vẹn của đôi bàn tay.
Viêm khớp dạng thấp (viêm khớp rheutmatoid) là gì?
Theo Tổ chức Viêm khớp Mỹ thống kê, khoảng 1,5 triệu người ở Hoa Kỳ bị viêm khớp dạng thấp. Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (USNLM) nhận định, tình trạng tự miễn dịch gây ra sưng, cứng, đau và mất chức năng khớp. Phụ nữ có xu hướng mắc bệnh và sống chung với bệnh suốt đời nhiều hơn so với nam giới, thường xuất hiện ở tuổi trung niên. Một số người bị viêm khớp dạng thấp chỉ gặp phải các triệu chứng trong một thời gian ngắn, nhưng các trường hợp nghiêm trọng có thể kéo dài trong suốt cuộc đời của một người.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn dịch, điều đó có nghĩa là kết quả của hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô của chính nó. Nó không ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khớp nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến mắt, phổi và miệng.
Theo USNLM, hiện nay vẫn chưa biết nguyên nhân gây ra viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng các yếu tố như môi trường, hormone và gen có thể dẫn đến tình trạng này. Viêm khớp dạng thấp được điều trị bằng phẫu thuật, thuốc và thay đổi lối sống. Chúng có thể làm giảm sưng, đau và ngăn chặn tổn thương khớp, nhưng hiện tại không có cách chữa trị nào triệt để cho tình trạng này.
Vậy, có thể phòng tránh viêm khớp dạng thấp được hay không?
Theo giới chuyên gia, viêm khớp dạng thấp gây ra nhiều biến chứng không chỉ ở khớp mà còn mang tính chất hệ thống, ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể như tim, thận, gan, phổi… Do đó, nhiệm vụ hàng đầu là cần phải phòng bệnh hiệu quả ngay từ hôm nay.
Đầu tiên, để phòng tránh viêm khớp dạng thấp, mỗi người cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ. Trong đó tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, hải sản như cá biển, ốc, tôm… nhằm bổ sung nguồn vitamin, axit béo omega-3 và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, ngay từ bây giờ cần có chế độ tập luyện thường xuyên. Tập luyện đúng cách sẽ giúp hồi phục xương khớp, cơ thể luôn khỏe mạnh, dẻo dai và tăng cường sức đề kháng. Mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 30-60 phút tập luyện là bạn có được xương khớp khỏe mạnh hơn rất nhiều.