CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:02

Hiểu con: Đúng và đủ

Buổi Livestream này là một trong những hoạt động thuộc dự án "Tăng cường sức khỏe tinh thần cho học sinh THCS tại Hà Nội thông qua xây dựng và vận hành phòng tham vấn học đường" – Speakout 2 – do tổ chức Good Neighbors International tại Việt Nam thực hiện. Dự án với sự tài trợ của tỉnh Gyeonggi-do (Hàn Quốc) được triển khai từ tháng 5 – 12/2021 tại Hà Nội.

Hiểu con: Đúng và đủ - Ảnh 1.

Livestream 01: Cha mẹ đồng hành "Hiểu con: Đúng và Đủ"

Theo báo cáo Nghiên cứu về ‘"Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam" (Unicef và bộ LĐTB&XH, 2/2018), tỷ lệ trẻ em và thanh thiếu niên mắc phải các vấn đề về tâm lý chiếm từ 8% đến 29%với tỉ lệ khác nhau theo tỉnh thành, giới tính. Là người trực tiếp tư vấn cho gần 10 ngàn lượt học sinh, ThS. Đỗ Thị Trang - Chuyên gia tham vấn tâm lý học đường, Trưởng phòng tham vấn học đường trường Marie Cuire, tư vấn dự án Speakout của GNI cho biết: độ tuổi trung học cơ sở (THCS) là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Đó là sự xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do kết quả biến đổi mạnh mẽ của ý thức và tự ý thức; của nội dung và hình thức hoạt động học tập. Từ đó làm nảy sinh trong các em cảm giác mới lạ, độc đáo, cảm giác mình đã trở thành người lớn.

Đồng quan điểm, TS. Phạm Văn Tứ, Phó trưởng phòng CTXH, ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, trẻ trong độ tuổi vị thành niên đang ở giai đoạn "người lớn không ra người lớn, trẻ em không ra trẻ em" nên không hiểu được chính bản thân mình, dễ sa đà vào những thói quen xấu hay có suy nghĩ lệch lạc. Một số em thích thể hiện, chứng tỏ bản lĩnh. Trong khi một số em khác lại sợ bị cô lập, tẩy chay vì không đi theo phong cách nổi loạn, khác biệt của tập thể. Chính vì thế, tự bản thân các em vô tình kéo mình và bạn bè vào vòng sa ngã mà không hay. Cũng như những giai đoạn phát triển khác, đây là một thử thách dành cho cha mẹ trong việc nắm bắt tâm lý con trẻ và đưa ra những giải pháp phù hợp để có thể hạn chế nguy cơ xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Hiểu con: Đúng và đủ - Ảnh 2.

Tuổi dậy thì rất cần sự đồng hành của cha mẹ và thầy cô.

Theo TS. Phạm Văn Tứ, có 4 bước "đọc vị" cảm xúc của con, đó là:

Bước 1: Đọc vị cảm xúc của con. Cha mẹ hãy dành 30 phút mỗi ngày thực sự tập trung lắng nghe con tích cực: Nghe con kể chuyện mà không phán xét. Bình thản đón nhận cảm xúc của con. Đồng hành với con phải quan sát sâu, tinh tế những cử chỉ, phản ứng của con…

"Quan sát sâu + lắng nghe tích cực = hiểu con". Đây là bước rất quan trọng, phụ huynh thực hành dần dần để kết nối và làm bạn cùng con.

Bước 2: Tìm hiểu nhu cầu đằng sau cảm xúc/phản ứng đó là gì? Đôi khi trẻ chỉ gây sự chú ý, cần sự vỗ về của cha mẹ.

Bước 3: Giúp trẻ gọi tên cảm xúc của mình. Nhiều trẻ không biết cách diễn giải cảm xúc của mình. Nhiều trẻ cô đơn vì cha mẹ chưa hiểu đúng - đủ con. Vì vậy, cha mẹ cần học các gợi mở cảm xúc của con: "Có gì cần chia sẻ thì tâm sự với cha/mẹ".

Bước 4: Đồng cảm và tìm ra cảm xúc của con. Nếu không thể trò chuyện trực tiếp với trẻ, tìm đến cơ quan/ cá nhân có chuyên môn như Phòng tham vấn trường học, chuyên gia tư vấn.

Có thể nói rằng, phần lớn trẻ trong lứa tuổi dậy thì bắt đầu suy nghĩ độc lập và luôn muốn thể hiện cái tôi cá nhân của mình. Vì thế, hơn bao giờ hết, chúng cần đến sự quan tâm và cảm thông của cha mẹ. Hiểu được giai đoạn dậy thì là giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ về cả thể chất và tinh thần, anh Vũ Cảnh Toàn – phụ huynh trường THCS Lê Quý Đôn (Hà Đông) dù công việc rất bận rộn luôn cố gắng sắp xếp thời gian để đồng hành và chia sẻ cùng con. "Tôi luôn ưu tiên việc làm sao để hiểu con và tạo cảm giác thoải mái giữa bố mẹ và con cái", anh Toàn tâm sự.

Dù gia đình có điều kiện về kinh tế, nhưng nếu cha mẹ cứ bận rộn công việc làm ăn thì con cái sẽ dễ lơ là việc học, thường xuyên tụ tập bạn bè vì trẻ đang muốn đi tìm sự chú ý và quan tâm từ những người khác khi không nhận được thương yêu đầy đủ ở chính gia đình mình. Vì vậy, các con rất cần sự hỗ trợ và đồng hành của cha mẹ trong quá trình phát triển và trưởng thành của bản thân.

Từ năm 2019 đến nay, GNI đã tài trợ và hỗ trợ vận hành cho 04 phòng tham vấn tại Hà Nội gồm Trường THCS Nguyễn Trường Tộ (Đống Đa), THCS – THPT Ban Mai (Hà Đông), THCS Minh Khai (Bắc Từ Liêm) và THCS Lê Quý Đôn (Hà Đông). Đến với phòng tham vấn học đường, các em học sinh được chia sẻ các vấn đề về tâm trí, được tham vấn và hỗ trợ cải thiện sức khỏe tinh thần. Tham gia các bài đánh giá tâm lý hoặc đo chỉ số thông minh trí tuệ (IQ), thông minh cảm xúc (EQ),... Được tư vấn các phương pháp học tập hiệu quả, định hướng nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm cá nhân. Tham gia các hoạt động phòng ngừa và các hoạt động trị liệu cho các nhân hay nhóm. Đặc biệt, tại Phòng tham vấn học đường, các em đều được lắng nghe và mọi thông tin của em được bảo mật!

Hiểu con: Đúng và đủ - Ảnh 4.

Vân Nhi

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh