THỨ HAI, NGÀY 20 THÁNG 01 NĂM 2025 04:44

Hiện đại hóa các trường đào tạo nghề tại Việt Nam: giải pháp chính giúp thanh niên hội nhập nghề nghiệp

Đến dự sự kiện có ông Vincent Floreani, Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM, TS Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) cùng đại diện các Bộ Xây dựng, KH-ĐT và tỉnh Đồng Nai.

Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (thừ 2 bên trái) trao đổi với đại diện Cơ quan phát triển Pháp (phải)

Sự kiện được đánh giá là cơ hội để trao đổi, thảo luận về sự liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp và sinh viên vì mục tiêu hỗ trợ hội nhập nghề nghiệp cho thanh niên. Ngoài ra, sự kiện cũng là để giới thiệu một số kết quả của dự án “Đầu tư phát triển các trường dạy nghề chất lượng cao” sử dụng vốn ODA của Chính phủ Pháp thông qua Cơ quan Phát triển Pháp (AFD). Tòa nhà tiết kiệm năng lượng được xây dựng từ nguồn vốn đầu tư của dự án cũng khánh thành trong dịp này.

Ông Vincent Floreani, Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM, phát biểu về t1c dụng và ý nghĩa của các hoạt động hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp cho Việt Nam mà phía Pháp đang thực hiện

Dự án “Đầu tư phát triển các trường dạy nghề chất lượng cao” được Chính phủ Pháp tài trợ 25 triệu EURO, là dự án được xây dựng nhằm đào tạo nhân lực lao động kỹ thuật có trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Dự án gồm 6 Dự án thành phần: Dự án thành phần 1 (do Bộ LĐ-TB&XH làm cơ quan chủ quản và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là chủ đầu tư); 5 dự án thành phần tại các trường: Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2, Trường CĐ Cơ điện và Xây dựng Việt Xô, trường CĐ Cơ khí nông nghiệp, Trường CĐ Kỹ nghệ Dung Quất và trường CĐ nghề Nghi Sơn.

Ông Nguyễn Hồng Minh phát biểu tại sự kiện

Ông Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng nhà trường phát biểu ý kiến

Đây cũng là dự án thứ hai mà Chính phủ Pháp tài trợ cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Dự án được đầu tư đồng bộ từ chương trình, giáo trình, thiết bị cho đến việc nâng cao năng lực nguồn nhân lực của các trường. Đặc biệt, các chương trình đào tạo chuyển giao miễn phí từ Pháp được hiệu chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam cho 5 lĩnh vực nghề đầu tư đã được công nhận bởi Cơ quan có thẩm quyền của Pháp.

Ngoài ra, trong khuôn khổ khoản vay của AFD, dự án đã thực hiện xây dựng tại trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế Lilama 2 một tòa nhà thân thiện với môi trường, đặc biệt là về tiết kiệm năng lượng và hạn chế lượng phát thải cacbon.

Cắt băng khành thành tòa nhà e-Bullding được xây dựng từ nguồn kinh phí vay của AFD

Tòa nhà e-Building, thành quả của việc hợp tác và đào tạo nghề quốc tế Trường CĐ công nghệ quốc tế Lilama2

Nhờ sự đầu tư của Dự án, các trường đã nâng cấp được cơ sở vật chất, thiết bị, đồng thời phát triển chương trình, giáo trình đào tạo ở cấp độ quốc tế và nâng cao năng lực của cán bộ, giáo viên nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, phục vụ phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế và đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh cho nguồn nhân lực của nước ta. 

VH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh