THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:59

Hé lộ về "thần dược" giúp cụ ông 90 tuổi vẫn hạ sinh quý tử ở Nghệ An

Người đàn ông "trường sinh bất lão"

Trên thế giới chỉ có một vài "ông cụ" là có khả năng có con ở tuổi 90. Ở Việt Nam thì hiện chưa xác nhận ai có "khả năng kỳ diệu" này ngoài cụ Thuận.

Và dù sách kỷ lục Guiness Việt Nam chưa xác nhận nhưng bất cứ ai cũng dám chắc rằng cụ Thuận không có đối thủ cạnh tranh.

Dốc Truông Dong ở ven thị trấn Lạt là mái ấm hạnh phúc của cụ Thuận. Quãng gần trưa ấy, khi chúng tôi đến cụ Thuận đang được người vợ trẻ của mình chuẩn bị quần áo để đi ăn giỗ. Tất tả ra vào một hồi khi xong mọi việc cụ mới yên vị tiếp chuyện.

Lúc này chúng tôi mới có dịp quan sát người đàn ông "trẻ mãi không già" này.

Bắt đầu là mái tóc đen nhánh, cố căng mắt tìm nhưng tuyệt nhiên không thấy sợi bạc. Nước da thì vẫn đỏ au, rắn rỏi. "Tôi bây giờ vẫn mỗi bữa 3 bát cơm đấy. Xương gà vẫn cứ nhai rau ráu. Răng của tôi vẫn còn nguyên, chưa lung lay cái nào đâu!"

Vừa nói cụ Thuận vừa lấy tay gõ cộp cộp vào hàm răng chắc chắn của mình.

Cụ Thuận vẫn còn vô cùng minh mẫn, khỏe mạnh dù đã 96 tuổi.

"Số tôi cũng vất vả lắm, chẳng sung sướng gì đâu, nhưng được cái trời thương cho đông con nhiều cháu", cụ Thuận tự hào.

Nói về cái khoản đông con nhiều cháu thì ở thị trấn miền Tây xứ Nghệ này chẳng ai có thể bì được với cụ Thuận. Cụ có cả thảy 14 người con, còn cháu, chắt thì nhẩm đếm cụ bảo "ngoài 60 đứa".

"Nói các anh đừng cười, bây giờ vợ tôi phải kế hoạch đấy chứ không thì lại có thêm con. Cháu chắt thì nhiều khi cũng chẳng nhớ hết được tên đâu, chúng nít nhít như nhau, không có bố mẹ chúng nhắc thì tôi cũng không nhớ nổi", cụ Thuận thật thà.

Quê gốc cụ Thuận ở mãi dưới huyện Hưng Nguyên, giáp sông Lam thơ mộng. Nhà nghèo nên cụ phải ngược sông Lam nên mạn miền núi đóng bè gỗ về xuôi. Mưu sinh khó nhọc nên không giống trai gái ở quê, mãi năm 30 tuổi cụ Thuận mới lập gia đình.

Người cụ kết tóc se duyên là thôn nữ nết na cùng làng. Lấy vợ xong, cụ Thuận vẫn tiếp tục cuộc sống lênh đênh sông nước. Và, cứ mỗi lần… tạt qua nhà là người vợ hiền ở quê lại có tin mừng. Hơn chục người con lần lượt ra đời dù cuộc sống vẫn là bữa đói bữa no.

Năm 1962, ở quê đất chật người đông, thấy bày con nheo nhóc khó sống, cụ Thuận đưa cả gia đình ngược lên đất này.

Thuở ấy nơi cụ ở bây giờ bốn bề rừng núi âm u. Lên đây, cụ và các con thoải mái khai hoang, mở đất trồng củ khoai, củ sắn.

Những ngày lặn lội ở mấy huyện thượng nguồn sông Lam, cụ Thuận học được ở đồng bào dân tộc nghề nấu cao. Và nghề độc ấy đã mấy bận giúp gia đình ông vượt qua gian khó.

Chủ tịch tỉnh Nghệ An chúc thọ cụ Thuận năm ngoái.

Cả thị trấn kinh ngạc vì ông lão 90 lấy vợ kém mình… 50 tuổi

Năm 2004, sau hơn nửa thế kỷ chia ngọt sẻ bùi, vợ cụ Thuận về bên kia thế giới, thọ 87 tuổi. Tâm sự, cụ Thuận bảo, bà mất, cụ thấy vô cùng hụt hẫng. Nhìn cụ lầm lũi vào ra, các con cụ ai cũng thấy lòng mình xa xót.

"Lúc ấy tôi cũng chẳng nghĩ mình lại đi bước nữa đâu, tuổi ấy ai còn nghĩ ngợi gì nữa. Nhưng duyên số trời định, mình cũng không biết trước được", cụ Thuận tâm sự.

Thời gian ấy, tuy tuổi đã 85 nhưng cụ Thuận vẫn lang thang khắp các bản làng ở mấy xã miền rừng săn lùng nguyên liệu nấu cao. Và, một lần lặn lội vào xã Kỳ Sơn, cụ đã gặp được "một nửa đang thiếu" của mình.

Chị Nguyễn Thị Nhung, sinh năm 1971 có chồng nghiện ma túy, cuộc sống như địa ngục nên phải ly hôn. Biết hoàn cảnh của chị Nhung, cụ Thuận bỗng trở lòng trắc ẩn.

"Đàn bà hơn nhau là ở tấm chồng, thấy cô ấy một mình vất vả nuôi con, tôi thương lắm!",cụ Thuận nhớ lại.

Nhiều người không thể tin cụ Thuận có thêm quý tử khi đã 90 tuổi.

Vài lần gặp gỡ, như tuổi đôi mươi, cụ Thuận đã bày tỏ với người đàn bà đang sống trong khốn khó ấy nỗi niềm thương mến. Tuy nhiên, chị Nhung chối nguây nguẩy. Đương nhiên, cụ Thuận hiểu phản ứng ấy của người phụ nữ mình thương.

Hơn nhau 51 tuổi, xưng cháu gọi ông thì nên chồng vợ thế nào!

Nhưng rồi, tình yêu có phép nhiệm màu, tình cảm chân thành, yêu thương thật lòng của cụ Thuận đã khiến trái tim vốn đã hứng chịu nhiều khổ đau của chị Nhung run rẩy.

Cụ Thuận bảo, tình già của cụ được thử thách hệt như con thuyền vượt thác băng ghềnh. Tìm "nửa mình đang thiếu" khó một, rước được nàng về rinh khó mười.

"Khi nghe tôi nói sẽ đi bước nữa với người kém tôi ngần ấy tuổi các con tôi giãy như đỉa phải vôi", cụ Thuận nhớ lại.

Tuy nhiên, dày công thuyết phục và qua nhiều lần tiếp xúc, các con cụ đã cảm thông bởi biết, giữa cụ và chị Nhung là thực lòng muốn đến với nhau.

Làm việc luôn tay theo cụ Thuận cũng là cách rèn sức khỏe.

Ngày cụ Thuận rước chị Nhung về nhà, cả thị trấn Tân Kỳ nhốn nhao. Ai cũng muốn đến xem mặt "cô dâu" sinh sau chú rể cả nửa thế kỷ ấy. Đương nhiên, miệng lưỡi thiên hạ thì sao tránh được thị phi.

Nhiều người bảo, chị Nhung không thật lòng, đến với cụ Thuận chỉ để rút tiền, bòn của. Và những tiếng xì xào bàn tán ấy càng thêm râm ran khi về sống với nhau được ít ngày thì cái bụng của chị Nhung bỗng dưng tròn mọng lùm lùm.

Những lời đàm tiếu chẳng mấy hay ho ấy khiến chị Nhung không dám bước chân ra khỏi nhà. Thậm chí, nhiều người trong gia đình còn nhìn chị bằng ánh mắt nghi ngờ, dò xét.

Chẳng ai tin cụ Thuận còn có thể có con.

Giống như vợ mình, những ngày ấy, cụ Thuận cũng ít ra khỏi nhà. Tin vợ mình nhưng cụ Thuận cũng ngại trả lời những câu hỏi vừa như tò mò vừa như thương hại.

Hé lộ bí quyết "sinh quý tử ở tuổi gần đất xa trời"

Chờ đợi mãi thì cái thai trong bụng chị Nhung cũng đến ngày nở nhụy khai hoa. Cụ Thuận bảo, hôm ấy, gia đình cụ nhiều người nín thở. Xóm làng cũng vậy, nhiều người đã tò mò đến tận nơi xem đứa bé có nét nào giống cụ ông tuổi đã xấp xỉ bách niên.

Và khi thấy đứa bé như bản sao của ông lão gần đất xa trời thì nhiều người đã thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, chuyện ông lão tuổi 90 có con vẫn khiến mọi người nghi hoặc. Bởi thế, những tiếng đàm tiếu nọ kia vẫn chưa hề dứt.

Biết vợ mình sẽ buồn nhưng còn cách nào khác để dẹp yên dư luận, cụ Thuận đã quyết định thử AND. Khi tận thấy kết quả thử, khi biết đích xác đứa bé kia là giọt máu của cụ Thuận thì những ồn ào suốt cả năm dòng mới dứt.

Cụ Thuận đặt tên quý tử giời cho của mình là Trần Nhật Quang. Đặt tên ấy, cụ Thuận muốn con mình lúc nào cũng tỏa sáng như ánh mặt trời. Hôm tôi đến, cậu bé cứ quấn quýt bên bố mình. Đứa bé lanh lẹ, mặt mày sáng sủa đúng như tên mình.

Theo cụ Thuận, cao mèo chính là thần dược giúp cụ có thêm quý tử.

Năm nay, tuổi 96 nhưng cụ Thuận vẫn có thể đi xe đạp. Cụ sống điều độ, mỗi bữa ăn đều 3 bát cơm và tuyệt đối không thuốc lá, rượu chè.

"Năm ngoái tôi bị ngã nên sức khỏe yếu đi nhiều rồi. Hồi chưa ngã thì thanh niên chắc cũng chẳng có sức bằng tôi. Ngày ấy mỗi bữa tôi ăn đến 6 bát cơm", cụ Thuận chia sẻ.

Từ khi có thêm quý tử, cụ Thuận thấy đời mình vui lạ. Cụ bảo, cụ cố gắng giữ gìn sức khỏe để được sống lâu hơn với đứa con bé bỏng, đáng yêu này.

Từ ngày có thêm quý tử, nhà cụ Thuận bỗng dưng nhiều khách lại qua. Họ đến để tận mắt thấy "chuyện lạ" và nhiều người cũng muốn xin cụ chia sẻ… kinh nghiệm. "Mình sinh hoạt thế nào thì nói thôi chứ có gì đâu mà giấu", cụ Thuận thật thà.

Lý giải chuyện có quý tử khó tin trên, cụ Thuận bảo đó là kết quả của mấy chục năm cụ ăn cao động vật, chủ yếu là cao mèo.

Ở Nghệ An, cao mèo của cụ Thuận đã là thương hiệu. Bất cứ ai khi qua lại thị trấn này cũng đều tìm đến nhà cụ Thuận để mua loại cao giá rẻ bất ngờ này về làm thuốc chữa những bệnh liên quan đến xương khớp.

"Tôi cũng chỉ đoán là do dùng nhiều cao mèo nên tôi mới… khác người như vậy", cụ Thuận chân tình.

Theo cụ Thuận thì ngày nào cũng vậy, cứ trước khi dùng bữa là cụ lại nhá một miếng cao bằng đốt ngón tay.

"Nhà nấu được nên sẵn mà. Ăn nhiều thành quen, thành nghiền. Đi đâu có việc thì cái gì có thể quên nhưng cao thì tôi luôn để sẵn trong túi", cụ Thuận chia sẻ.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh