Hàng trăm tấn gạo ùn tắc tại cửa khẩu Lào Cai
- Tây Y
- 15:52 - 06/08/2015
Nông dân và DN cùng khóc
Thống kê của Sở Công thương Lào Cai cho thấy, hiện trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 6 DN tham gia hoạt động XK gạo thường xuyên qua các cửa khẩu Lào Cai, gồm. Tổng lượng gạo XK qua địa bàn tỉnh Lào Cai 6 tháng đầu năm 2015 là 127.320 tấn (bằng 24,8% so với cùng kỳ năm 2014), giá trị đạt 52,3 triệu USD.
Xe chở gạo bị ắc tắc tại cửa khẩu
Do nhiều tháng trở lại đây, phía Trung Quốc tăng cường thắt chặt quản lý biên giới nên hiện số lượng gạo tồn đọng trên đại bàn tỉnh Lào Cai khoảng gần 30.000 tấn. Tuy nhiên, đây chỉ là số liệu do Sở Công thương thống kê được từ các DN thường xuyên hoạt động XK gạo qua các cửa khẩu ở Lào Cai. Theo một tiểu thương hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực XK gạo qua biên giới thì số lượng gạo tồn đọng thực tế trên đại bàn tỉnh Lào Cai ước lên đến cả trăm ngàn tấn.
Có mặt tại cửa khẩu phụ Bản Vược những ngày cuối tháng 7, phóng viên Báo LĐ&XH ghi nhận, tất cả các bãi đậu xe hầu như không còn một chỗ trống. Hàng trăm xe tải và container phủ bạt kín mít nằm chen chúc nhau dưới mưa. Chị Trần Thị Tuyến, một chủ hàng chỉ tay về phía những xe hàng của mình than: “đã cả tháng nay rồi, xe cứ nằm vậy mà không thể xuất. Gạo không xuất được, trong khi đó chủ hàng vẫn phải chi từ 1-1,5 triệu đồng cho một ca xe/ngày. Trời nắng thì không sao, mấy hôm nay trời mưa như thế này không khéo gạo lại mốc hết”.
Cũng theo chủ hàng Tuyến, thì hiện tại gần như các kho tại các cửa khẩu gần như đã quá tái, “với mức giá không phải là quá mềm khoảng 28-30.000đ/m2 (m2 xếp được khoảng 20 tấn gạo- PV) nhưng cũng khó mà thuê được kho lúc này”, chị Tuyến cho biết.
Theo cánh lái xe thì chưa năm nào gạo lại bị đóng băng tại cửa khẩu như năm nay. “Mọi năm cứ đến vụ thu hoạch của mình thì cánh thương lái bên đó cũng giở trò để ép giá, không chỉ riêng gì mặt hàng gạo mà đối với tất cả các mặt hàng nông sản của chúng ta. Nhưng không hiểu sao năm nay lại khó khăn đến vậy. Gần như 3- 4 tháng nay không thể xuất khẩu một hạt gạo nào sang Trung Quốc. Ùn ứ ở Lào Cai còn ít, chứ ùn ứ các kho ở Hải Phòng mới nặng. Thậm chí, nhiều DN đã phải đánh hàng trở lại phía trong”, Dũng, một lái xe cho biết.
Phụ thuộc thị trường
Nằm giáp khu vực Tây Nam của Trung Quốc, Lào Cai được xem như một địa bàn lý tưởng để xuất khẩu gạo. Bởi khu vực Tây Nam Trung Quốc thường xuyên hạn hạn, diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp, hoặc chuyển đổi sang trồng cây công nghiệp, do đó nhu cầu nhập khẩu gạo từ nước ta cho khu vực này là khá cao. Trung Quốc không thể nhập gạo của Thái Lan và Campuchia được do giá cao và đường vận chuyển quá xa.
Bị phụ thuộc thị trường nên chúng ta luôn bị động trong công tác XK
Mặt khác, gạo Việt Nam có giá thành phù hợp, chủng lạo và chất lượng gạo đa dạng có thể đáp ứng cho nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau của nước nhập khẩu…Vậy tại sao chúng ta có nhiều thuận lợi trong XK gạo sang Trung Quốc như vậy nhưng chúng ta luôn bị động trong công tác XK?
Về tình trạng ách tắc trong việc XK gạo thời gian qua trên địa bàn tỉnh Lào Cai, ông Lê Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch tỉnh Lào Cai cho biết: việc ách tắc XK gạo trong thời gian qua, qua các cửa khẩu ở Lào Cai là do thời gian gần đây phía Trung Quốc đnag thực hiện kế hoạch chống buôn lậu trên các tuyến biên giới nên tăng cường, thắt chặt quản lý biên giới. Trong khi đó, mặt hàng gạo của ta XK sang Trung Quốc chủ yếu là qua cửa khẩu phụ và lối mở. “Tại các cửa khẩu phụ và lối mở ở bên phía ta là hợp pháp nhưng bên phía bạn lại là hành vi buôn lậu. Bởi đối với phía Trung Quốc mặt hàng gạo được NK theo hạn ngạch thuế quan, lượng gạo gạo NK ngoài hạn ngạch sẽ bị đánh thuế cao từ 70-180%, do đó các DN nhập khẩu ngoài hạn ngạch cuuar Trung Quốc thường chọn hình thức NK tại các khu vực biên giới đối diện có các cửa khẩu phụ và lối mở”, ông Hưng cho biết.
Đây chính là điểm yếu trong công tác XK mặt hàng nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng của ta. Dù chúng ta có thế mạnh, nhưng lại luôn bị động trong công tác XK đối với phía bạn.
Để giải quyết vấn đề này, theo ông Lê Ngọc Hưng, nhiều lần chính quyền Lào Cai và chính quyền phía bạn đã phối hợp khảo sát, ký biên bản hội đàm, thống nhất mở cửa khẩu phụ, lối mở, để hai bên đều có lực lượng kiểm soát. “Nhưng sau ký kết, bên chúng ta thì triển khai, bên bạn thì án binh bất động nên việc XK của chúng ta sang đó lại vẫn là bất hợp pháp”.
Như vậy, câu chuyện XK nông sản của Việt Nam sẽ tiếp tục trong cái vòng luổn quẩn “được mùa, rớt giá” nếu chúng ta không nâng cao chất lượng sản phẩm, nếu chúng ta không có giải pháp căn cơ đối với thị trường XK. Chúng ta sẽ cồn bị động nếu sản phẩm nông sản của chúng ta còn phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.