THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:41

Hàng nghìn công nhân ngành thép Đức rầm rộ biểu tình vì lo mất việc

Hơn 45.000 công nhân làm việc trong ngành thép của Đức ngày 11/4 đã đổ xuống các đường phố tại nhiều thành phố của nước này đề nghị giới chức Đức có thêm nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn dòng hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.

Hơn 45.000 công nhân làm việc trong ngành thép của Đức ngày 11/4 đã đổ xuống các đường phố tại nhiều thành phố. (ảnh: Reuters).

Cuộc biểu tình do công đoàn ngành kim loại Đức tổ chức cũng yêu cầu nhà chức trách Đức phải bảo vệ hoạt động sản xuất trong nước, cũng như đảm bảo việc làm cho công nhân trong trường hợp tập đoàn thép hàng đầu của Đức Thyssenkrupp có nguy cơ phải sát nhập với tập đoàn thép Tata, Ấn Độ hoặc với các đối tác khác trên thế giới do khủng hoảng trong ngành sản xuất thép của Liên minh châu Âu hiện nay.

Nhiều công nhân ngành thép của Đức lo ngại, họ cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng tương tự như các đồng nghiệp của họ tại Anh khi mà tập đoàn Thép Tata của Ấn Độ đã rao bán toàn bộ doanh nghiệp, đẩy hàng nghìn công nhân ngành thép Anh rơi vào cảnh mất việc làm.

Hiện ngành công nghiệp thép ở “Xứ sở sương mù” đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng từ quyết định của Tập đoàn Thép Tata bán toàn bộ doanh nghiệp tại Anh sau gần một thập kỷ hoạt động.

Các nhà sản xuất thép tại Anh phải trả chi phí năng lượng và thuế môi trường cao hàng đầu thế giới, nhưng chính phủ cho rằng vấn đề cốt lõi đe dọa ngành thép nước này chính là sự sụt giá thép trên thị trường toàn cầu, xuất phát từ sản lượng thép dư thừa lớn của Trung Quốc.

Chính phủ Anh đang gấp rút tìm đối tác có thể mua lại các nhà máy của Tata. Tại Anh, Tata tuyển dụng 15.000 công nhân thép và nếu tính cả lực lượng lao động liên quan thì số việc làm có thể bị tác động bởi việc Tata đóng cửa nhà máy có thể lên tới 40.000 người.

Trung Quốc chiếm một nửa sản lượng thép thô toàn thế giới. Tuy nhiên trong tình trạng nền kinh tế chững lại hiện nay, Trung Quốc không thể tiêu thụ phần lớn sản lượng như trước đây. Các nhà sản xuất châu Âu đang tìm cách giải quyết tình trạng dư thừa nguồn cung thép toàn cầu./.

 


theo VOV.VN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh