THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 10:56

Ham làm, lười chơi cũng dễ... mắc bệnh

 

Tập yoga giúp đầu óc thư giãn, giảm bớt căng thẳng – cách chống lại bệnh tâm thần


Càng giấu, bệnh càng nặng

Theo BS Hồng Thu, Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội), bệnh nhân trên xuất thân là giáo viên giỏi của tỉnh Thái Nguyên. Khi nhập viện, chị này đã bị mắc chứng lo lắng, hoảng sợ, không thể tập trung làm việc do chứng rối loạn cảm xúc tại não bộ, gây biến đổi bất ổn về tinh thần, nói những điều không tưởng… Bệnh mang tính chu kỳ, có thể chuyển từ cảm xúc hưng phấn, sang cảm xúc ức chế (trầm cảm) và ngược lại rất nhanh. Nguyên nhân do chồng chị hay đi công tác xa nhà, chị thường xuyên xem phim bạo lực, nên hay lo lắng dẫn đến mất ăn, mất ngủ, đau đầu, suy nhược cơ thể và… nói rất nhiều, thấy ai cũng giục đi trốn, kẻo bị giết. Ban đầu tôi khuyên điều trị tâm thần, nhưng bệnh nhân vẫn giấu giếm không đi chữa. Khi người thân đưa đi điều trị, bản thân bệnh nhân và gia đình vẫn “sợ” lộ bệnh thì phải bỏ nghề, nên vẫn giấu giếm chữa trị.

“Ai cũng có thể mắc tâm thần, hầu hết mọi người đều gặp phải các rối loạn tâm thần, sang chấn tâm lý do các cú sốc như thất tình, thất nghiệp, bệnh tật, áp lực… nhưng quan niệm sai lầm là nhiều người cho “bị tâm thần” là điên loạn, mất năng lực hành vi, vô dụng… nên thường giấu giếm khiến bệnh càng nặng thêm. Bệnh tâm thần không đáng sợ như mọi người đang nghĩ, trừ những người bị rối loạn tâm thần mãn tính (tâm thần phân liệt, động kinh)”, BS Thu Hồng cho biết.

“Cháy hết mình” cũng dễ bị tâm thần

Theo BS La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, làm việc căng thẳng, nhiều áp lực, một số trí thức đã xả stress bằng cách nhậu nhẹt, dần thành nghiện bia rượu, thuốc lá… dẫn tới nguy cơ bị rối loạn tâm thần nhiều hơn. Môi trường sống liên quan mật thiết đến bệnh tâm thần ở giới trí thức. Nếu môi trường sống thay đổi, vấp váp, cú sốc, sang chấn tâm lý, không đạt được mục đích đặt ra… trí thức dễ rất bị trầm cảm, co mình lại, giận đời, giận mình, hành xử không được hoàn thiện, thiếu vị tha…

Với giới trí thức trẻ, TS. BS Ngô Thanh Hồi, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết, rất dễ mắc hội chứng burnout (hội chứng cháy hết). Đây là hội chứng phổ biến và rất nguy hiểm với trí thức trẻ có trí tuệ đang phát triển mạnh nhưng thiếu kinh nghiệm sống, chưa đủ khả năng đối phó với thất bại, nên dễ bị khủng hoảng tâm lý, dễ tự tử… Nguyên nhân là do các trí thức ham mê, dốc quá nhiều trí lực vào công việc, tới mức mất ăn mất ngủ hoặc công việc nhiều áp lực, bị stress lâu ngày, làm ăn thua lỗ, phá sản... dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng, mất niềm tin, sức khỏe tâm thần sụt giảm. Một số trí thức sự nghiệp đang rực rỡ mà lao động quá mức, không được nghỉ ngơi, lỡ gặp một va vấp nhỏ cũng bị chứng burnout hạ gục.

Biểu hiện đầu tiên của rối loạn tâm thần là: Đau đầu, mất ngủ, lúc nào cũng lo lắng, sợ hãi, tim đập nhanh, có người nói nhiều, hay khóc nhưng cũng có người trở nên im lặng, thích một mình, sợ hãi gặp gỡ mọi người. Đối với những người mới bị trầm cảm, nếu không được điều trị bệnh sẽ nặng lên.

Khi đi thực hiện loạt bài viết này, phóng viên cũng được chứng kiến một cặp vợ chồng là bệnh nhân ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2. Trước đó, người chồng bị tâm thần, sau khi được điều trị bệnh tình thuyên giảm và trở về nhà thì bị người thân từ bỏ khiến anh tái phát trầm trọng hơn. Sau khi đưa trở lại viện, anh ở trong này luôn và lúc tỉnh anh đã thương một cô gái thất tình trong bệnh viện. Đám cưới của họ được bệnh viện tổ chức, giờ họ đã có những đứa con như cha mẹ.

Im lặng không phải là vàng

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương nhận định, bản chất người Việt ham làm, ít chơi, không cân đối thời gian nghỉ ngơi - làm việc phù hợp. “Nhà nước cho làm việc 5 ngày, 2 ngày đi chơi, nhưng giới trí thức nhiều khi làm việc cả 7 ngày, còn mang việc về nhà làm cho xong. Khi việc đã vào luồng, có hứng là làm suốt ngày đêm, không nghỉ ngơi, còn dùng chất kích thích… Nhiều doanh nghiệp nước ngoài ốp người Việt làm hết mình theo cường độ của họ, công nhân không được nghỉ ngơi, thư giãn nên ốm nhiều. Để giảm thiểu tổn hại do stress, giới trí thức cần học cách chống đỡ với stress, tách bạch rõ công việc - nghỉ ngơi”.

Nhận định về các gia đình trí thức hiện nay, TS Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: “Điều mà các gia đình trí thức Việt hay tránh né là khi có việc cần tranh luận, đối đầu lại thường tìm sự im lặng - sự im lặng đó là thuốc độc cho sức khỏe tâm thần. Để tránh cho tinh thần không bị ốm, trong nhà cần có sự hòa thuận, nên có những sinh hoạt gia đình lành mạnh khi nhàn rỗi, tránh căng thẳng, buồn phiền, nhàm chán. Các thú vui nhẹ nhàng giúp tinh thần vui vẻ, thoải mái (như làm vườn, câu cá, tập thiền, yoga, đi bộ…) rất hiệu quả với giới trí thức, giúp hầu hết cơ bắp vận động, giúp não yên tĩnh nhanh, tăng cường chú ý, kích thích trí nhớ, lập lại sự thăng bằng giữa hưng phấn - ức chế sau những giờ làm việc, tâm trí thư thái bình an”.

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo các bạn trẻ phải tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng sống cần thiết để bình tĩnh chấp nhận thất bại và các cú sốc cuộc sống. Khi xuất hiện những triệu chứng tiêu cực về tâm lý, suy nghĩ (mất ngủ, mệt mỏi, ăn uống kém) cần đến bệnh viện khám và tư vấn tâm lý, tránh điều trị vòng vo, kéo dài thời gian sẽ khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái trầm cảm, tiêu cực.

Nhận định về các gia đình trí thức hiện nay, TS Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: “Điều mà các gia đình trí thức Việt hay tránh né là khi có việc cần tranh luận, đối đầu lại thường tìm sự im lặng - sự im lặng đó là thuốc độc cho sức khỏe tâm thần. Để tránh cho tinh thần không bị ốm, trong nhà cần có sự hòa thuận, nên có những sinh hoạt gia đình lành mạnh khi nhàn rỗi, tránh căng thẳng, buồn phiền, nhàm chán. Các thú vui nhẹ nhàng giúp tinh thần vui vẻ, thoải mái (như làm vườn, câu cá, tập thiền, yoga, đi bộ…) rất hiệu quả với giới trí thức để lập lại sự thăng bằng giữa hưng phấn - ức chế sau những giờ làm việc, tâm trí thư thái bình an”. 

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh