THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:30

Hai vợ chồng cùng mắc bệnh thận, nguyên nhân đến từ 2 thói quen mà lúc trẻ hầu như ai cũng có

Theo tờ Aboluowang thông tin, vừa sáng sớm đã có một cặp vợ chồng trên 80 tuổi dìu nhau đến bệnh viện để làm thủ tục khám bệnh. Ở độ tuổi này thì việc ốm đau cũng rất hiển nhiên, thế nhưng điều khiến đội ngũ y bác sĩ bất ngờ chính là cả hai đều mắc phải "bệnh cặp đôi".

Cụ thể, ông Dawei cùng vợ là Xiaojuan đều bị bệnh thận hành hạ suốt một thời gian dài. Cả hai đều mắc cùng một loại bệnh nhưng người chồng lại có triệu chứng nặng hơn, thậm chí là trở nên suy thận cấp. Trước tình hình này, bác sĩ liền tiến hành một loạt xét nghiệm và giải thích cặn kẽ hơn về loại bệnh này cho đôi vợ chồng kia hiểu rõ.

Hai vợ chồng cùng mắc bệnh thận, đi khám mới tá hỏa khi bác sĩ chỉ ra 2 thói quen ai cũng mắc là căn nguyên của loại “bệnh cặp đôi” cực nguy hiểm này - Ảnh 1.

Cả hai đều bị suy thận do mắc phải chứng "bệnh cặp đôi" rất hay gặp ở các cặp vợ chồng. (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, "bệnh cặp đôi" là một thuật ngữ trong ngành y chuyên chỉ các loại bệnh mà nếu người chồng mắc phải thì vợ cũng sẽ mắc theo. Bởi cả hai đều chung sống và sinh hoạt cùng nhau trong một thời gian dài, từ đó dẫn đến những vấn đề sức khỏe y hệt.

Hiện nay "bệnh cặp đôi" thật sự rất phổ biến, nhất là trong xã hội xô bồ và đầy rẫy áp lực như bây giờ. Theo nghiên cứu đã chứng minh được rằng, các loại bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, cao huyết áp, loét dạ dày, mất ngủ, chứng mất trí nhớ Alzheimer hay suy thận đều có thể lây nhiễm giữa vợ và chồng.

Trong quá trình điều trị bệnh cho Dawei và Xiaojuan, các bác sĩ đã phát hiện được nguyên nhân chính khiến cả hai mắc bệnh là do xuất phát từ 2 thói quen này:

1. Do chế độ ăn uống "3 cao"

Chế độ ăn uống 3 cao bao gồm ăn nhiều muối, nhiều protein và purine. Rất nhiều người hay ăn thế này hàng ngày bởi chúng rất kích thích vị giác, càng ăn lại càng thèm và thỏa mãn hơn. Thế nhưng, chế độ ăn này lại đặc biệt gây hại cho thận vì khiến cơ thể không thải độc nổi.

Hai vợ chồng cùng mắc bệnh thận, nguyên nhân đến từ 2 thói quen mà lúc trẻ ai cũng có - Ảnh 2.

Chế độ ăn uống quá nhiều muối và protein sẽ khiến cho cơ thể nhanh "sụp đổ" mà thôi.

Cụ thể, ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến huyết áp cao, làm lưu thông máu bị suy yếu và làm tăng gánh nặng trao đổi chất. Các món ăn giàu protein cùng purine sẽ làm tăng axit uric trong máu, dẫn đến suy thận và tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Chính vì vậy bác sĩ khuyên hãy ăn uống lành mạnh hơn, tăng rau giảm thịt là phương pháp tốt nhất để phòng chữa bệnh.

2. Thức khuya

Ngày nay giới trẻ thường có thói quen thức khuya để đi chơi, ăn uống hay lướt web đến khi nào mệt mới thôi. Cả hai vợ chồng Dawei cũng vậy, tuy kết hôn đã lâu nhưng họ vẫn duy trì thói quen ăn chơi về đêm như thế. Cuối cùng sau một thời gian dài, thận không thể chịu nổi nữa và phải "lên tiếng" trong đau đớn.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm sẽ có nguy cơ mắc bệnh protein niệu và suy giảm chức năng thận nhanh hơn so với bình thường. Huống gì với cơ thể người già, mọi cơ quan nội tạng đều đã suy yếu nên không thể chịu nổi thói quen nguy hại này.

Hai vợ chồng cùng mắc bệnh thận, đi khám mới tá hỏa khi bác sĩ chỉ ra 2 thói quen ai cũng mắc là căn nguyên của loại “bệnh cặp đôi” cực nguy hiểm này - Ảnh 4.

Sau khi chia sẻ xong câu chuyện của hai vợ chồng, bác sĩ cũng đưa ra 4 dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang bị suy yếu, hãy để ý kỹ và hoàn toàn có thể tự kiểm tra tại nhà:

- Lực đi tiểu yếu dần đi, kể cả lúc mới thức dậy: Đường nước tiểu lúc khỏe mạnh sẽ đi theo hình vòng cung cùng với lực rất mạnh. Nhưng nếu nước tiểu của bạn chỉ chảy nhỏ giọt hay chảy rất nhẹ thì phải cẩn thận bệnh thận đấy.

- Lượng nước tiểu ít lại: Người thường thải ra khoảng 1000 – 2000ml nước tiểu mỗi ngày, còn ai đang mắc bệnh thận sẽ đi tiểu chưa tới 1000ml.

- Màu nước tiểu bị thay đổi: Nước tiểu bình thường sẽ có màu vàng nhạt, nhưng nếu nó chuyển sang màu đỏ hay màu nâu thì nên đi viện để kiểm tra ngay.

- Có bọt trong nước tiểu: Điều này xảy ra khi chức năng lọc của thận bị suy giảm, nên nếu bọt trong nước tiểu không biến mất sau một thời gian dài thì nên cẩn trọng.

Theo Aboluowang

Minh Võ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh