THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 05:03

Hà Tĩnh: Xóa nghèo bền vững và đào tạo nghề không thể tách rời nhau

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh- Đặng Quốc Vinh (trái hàng đầu trên cùng) chủ trì cuộc dự thảo 

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, trong những năm qua Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương giải pháp cụ thể hóa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng kế hoạch chương trình hành động, chỉ đạo các cấp các ngành, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Sau 5 năm thực hiện Chương trình giảm nghèo, kết cấu hạ tầng thiết yếu (giao thông, thuỷ lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá… ) từng bước được đầu tư hoàn thiện, cảnh quan môi trường nông thôn có nhiều khởi sắc, sản xuất phát triển, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố, các chính sách giảm nghèo thực hiện có hiệu quả (trong đó có 9 chính sách giảm nghèo chung; 5 dự án, chính sách giảm nghèo đặc thù) góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 23,91% (năm 2011) xuống còn 5,82%  (cuối năm 2015); tỷ lệ hộ cận nghèo từ 16,53% (năm 2011) xuống còn 8,89% (cuối năm 2015); 50% số xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%, có 141 xã đạt tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí nông thôn mới.

Cụ thể, Hà Tĩnh đã trợ phát triển sản xuất  cho 30.525 hộ nghèo; hướng dẫn cách làm ăn cho 50.061 người nghèo; tổ chức đào tạo nghề cho 20.230 lao động; hỗ trợ xuất khẩu lao động cho 5.040 người; hỗ trợ về giáo dục đào tạo cho 154.777 lượt học sinh thuộc hộ nghèo, 93.062 học sinh thuộc hộ cận nghèo; cấp 591.103 thẻ Bảo hiểm y tế cho hộ nghèo; 655.423 cho người thuộc hộ cận nghèo, 110.312 thẻ Bảo hiểm y tế cho người dân sinh sống tại vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn; Khám, chữa bệnh cho 1.152.512 lượt người nghèo, cận nghèo; hỗ trợ làm mới 10.721 nhà đại đoàn kết, sửa chữa 1.458 nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, 706 nhà phòng, tránh lũ theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ tiền điện cho 172.432 lượt hộ nghèo, 308.332 lượt hộ bảo trợ xã hội; thực hiện chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên cho 344.560 lượt người; cấp 13.160 tấn lương thực cứu đói giáp hạt và khắc phục thiệt hại do thiên tai..

Đại diện huyện Can Lộc cho rằng, giảm nghèo bền vững là nền móngcho phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà

Thực hiện chính sách giảm nghèo đặc thù Hà Tĩnh đã hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho huyện Vũ Quang và huyện Hương Khê: 50 công trình, trong đó: 22 công trình đường giao thông, 7 công trình thủy lợi; 4 công trình trạm y tế; 14 công trình Trường học; 1 công trình chợ; 1 Cơ sở dạy nghề tổng hợp theo chương trình 30a; 108 công trình, (điện, đường, trường, trạm y tế, kênh mương...) cho 32 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; 252 công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục cho 49 xã đặc biệt khó khăn và 8 xã biên giới; Hỗ trợ phát triển sản xuất về giống cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, con giống, trang thiết bị sản xuất; Tổ chức 80 lớp đào tạo cán bộ xã, thôn bản, 228 lớp tập huấn với tổng 46.733 lượt người tham gia; Lồng ghép với các chương trình dự án  xây dựng trên 10.129  mô hìnhphát triển sản xuất kinh doanh, thành lập 478 HTX...

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung thảo luận, kiến nghị xung quanh một số mục tiêu, chỉ tiêu đề ra của 2 Đề án; chất lượng, quy mô đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề hiện nay; các giải pháp tuyên truyền, cơ chế chính sách, huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện đối với “Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2016-2020”...

Đai diện thị xã Hồng Lĩnh cho rằng, việc sáp nhập các trường nghề là cần thiết

Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, việc xây dựng Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là vấn đề có tính cấp thiết trong việc, nâng cao năng lực, quy mô và chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn mới, từng bước nâng cao chất lượng, kỹ năng nghề cho người lao động, đồng thời đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và thị trường lao động có tay nghề cao trên địa bàn tỉnh. 

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh cho rằng, 2 đề án: “Giảm nghèo bền vững” và  “Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp”  được Sở LĐ-TB&XH chuẩn bị, xây dựng công phu. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng, quy mô đào tạo nghề trong thời gian tới cơ bản phải sáp nhập một số trung tâm dạy nghề và không thành lập mới cơ sở dạy nghề, đồng thời đề nghị Sở LĐ-TB&XH tổng hợp tiếp thu các ý kiến của các ngành, địa phương, phối hợp với các sở liên quan để hoàn chỉnh “Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, đồng thời, làm rõ nguồn tài chính huy động thực hiện đề án. Đối với “Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2016-2020” cần phải nghiên cứu đưa các xã trong vùng bị ảnh hưởng sự cố môi trường, các xã thường xuyên bị lũ lụt vào phạm vi, đối tượng của Đề án; Với mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Đề án đề ra cần phải điều chỉnh cho hợp lý với tình hình thực tế ở địa phương.

NGUYỄN NGỌC VƯỢNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh