THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:21

Hà Nội: Thanh tra, kiểm tra 599 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm

Tăng cường, giám sát chặt chẽ về ATVSTP

Tăng cường, giám sát chặt chẽ về ATVSTP

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, năm 2022, công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở thực phẩm được tăng cường, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm với nhiều hình thức, đặc biệt trong giai đoạn Tết và Lễ hội năm 2022, Tháng hành động vì An toàn thực phẩm và Tết Trung thu năm 2022.

Từ đầu năm đến nay, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Hà Nội thanh kiểm tra được 599 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, đã phát hiện xử lý vi phạm hành chính được 71 cơ sở với số tiền phạt hơn 1,7 tỷ đồng. Lấy 254 mẫu thực phẩm trong các đợt thanh, kiểm tra và 140 mẫu thị trường gửi xét nghiệm tại phòng xét nghiệm chuyên sâu. Kết quả phát hiện 13 mẫu không đạt.

Năm qua, Hà Nội tiếp tục tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm chất lượng VSATTP và phòng chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm. Tiếp tục xây dựng triển khai mô hình cảnh báo nhanh, các chuyên đề dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, ATTP tuyến phố văn minh tại 30 quận, huyện. Tiếp tục triển khai 14 tuyến phố ATTP có kiểm soát tại 12 quận huyện. Kiểm soát ATTP bữa cỗ tập trung đông người tại 20 quận huyện.

Liên quan đến công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm, Hà Nội đã kiện toàn 4 đội cơ động điều tra xử lý ngộ độc thực phẩm tuyến TP, chủ động giám sát ATTP với trên 130 nghìn suất ăn đảm bảo ATTP phục vụ các Hội nghị, sự kiện của Trung ương và TP.

Năm 2022, Hà Nội ghi nhận không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra trên địa bàn, xảy ra 5 trường hợp ngộ độc Methanol, 1 trường hợp hôn mê co giật do dùng Cafe Hoàng gia, chất hỗ trợ giảm cân; 5 trường hợp sự cố về ATTP (phản ứng với phụ gia thực phẩm), đã được điều tra và xử lý kịp thời.

Năm 2023, Hà Nội đặt mục tiêu, chỉ tiêu, tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được cấp giấy, tuyến TP đạt 95,2%; tuyến quận, huyện, thị xã đạt 82,2%. Tỷ lệ ký cam kết trách nhiệm về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt trên 95,2%.

100% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Y tế quản lý trên địa bàn quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn được kiểm tra, giám sát định kỳ, trong đó 84,4% tỷ lệ cơ sở đạt điều kiện ATTP. 100% vụ ngộ độc thực phẩm báo cáo được điều tra, xử lý kịp thời. Khống chế tỷ lệ ngộ độc thực phẩm cấp tính dưới 07 ca/trên 100.000 dân.

Cùng với đó, Hà Nội duy trì các hoạt động mô hình cải thiện ATTP đối với dịch vụ ăn uống tại 100% các phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố, 60 tuyến phố văn minh bảo đảm ATTP tại 30 quận, huyện, thị xã. 20 tuyến phố ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố có kiểm soát; 25 mô hình “Nâng cao năng lực tự quản lý ATTP bếp ăn tập thể trường học” và kiểm soát ATTP bữa cỗ tập trung đông người tại 350 xã, phường, thị trấn/20 quận, huyện, thị xã. Mô hình kiểm soát ATTP Bếp ăn tập thể trường học cấp tiểu học tại 8 quận, 6 huyện và 1 thị xã.

Đồng thời, xây dựng mới mô hình “Bếp ăn tập thể doanh nghiệp, nhà hàng trong khách sạn đủ điều kiện ATTP” tại các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: 10 bếp và 10 khách sạn và triển khai thí điểm mô hình “Kiểm soát ATTP tại cổng trường học đảm bảo ATTP” tại 3 quận và 2 huyện.

Ngoài ra, Hà Nội tiếp tục thực hiện các chuyên đề về ATTP như chuyên đề nước uống đóng chai, nước đá dùng liền; thực phẩm chức năng; cơ sở dịch vụ ăn uống (cửa hàng nướng), thức ăn đường phố hoạt động ngoài giờ hành chính ... và các chuyên đề khác theo phân cấp và thực trạng ATTP trên địa bàn. Đặc biệt, đẩy mạnh công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, giám sát hậu kiểm, xét nghiệm và lấy mẫu kiểm nghiệm ATTP.

THANH MẠNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh