CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:17

Hà Nội sẽ có 'xe bus bay' vượt sông Hồng?

 

Theo đề xuất, tuyến cáp sẽ chạy song song với cầu Long Biên, có điểm đầu là trạm trung chuyển xe buýt Long Biên (đường Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm), điểm cuối là bến xe Gia Lâm (quận Long Biên) -Ảnh minh họa

 

Xe buýt “bay”

Đơn vị đề xuất phương án trên là Tập đoàn Poma (một Cty chuyên về cáp treo tại Cộng hòa Pháp), tuyến cao treo được đơn vị nêu ra để phục vụ vận tải công cộng - VTCC (như xe buýt) có điểm đầu là trạm trung chuyển xe buýt Long Biên (đường Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm), điểm cuối là bến xe Gia Lâm (quận Long Biên).

Theo đó, nhà đầu tư sẽ xây dựng một tuyến cao treo vận hành trên nền tảng kẹp nhả, dịch chuyển các cabin trên không thông qua những dây cáp. Các dây cáp được nối dài thông qua các trụ đỡ cao từ 50 đến hơn 100 mét. Với sức chứa từ 25 đến 30 khách trên mỗi cabin, mỗi giờ cáp treo sẽ vận chuyển được khoảng 1.000 người với cáp kẹp bên dưới và 6.000 người với cáp kẹp bên trên.

Lộ trình tuyến trên có chiều dài trên 5 km, trong đó có khoảng 1,2 km cáp treo vượt sông Hồng, khoảng 4 km còn lại đi trên mặt đất và vượt trên các tòa nhà, công trình cao tầng ở mặt đất.

Đánh giá về ưu điểm của tuyến cáp treo, đại diện nhà đầu tư cho biết, do hoạt động trên không và đi trên làn đường riêng (dây cáp) nên cáp treo vận hành rất ổn định, đúng giờ, xác suất được tính theo giây. “Khi tuyến cáp đi vào hoạt động, hành khách di chuyển từ trạm trung chuyển xe buýt Long Biên sang bến xe Gia Lâm và ngược lại chỉ vài phút. Lộ trình này so với di chuyển trên các phương tiện công cộng hoặc xe cá nhân như hiện nay, vào giờ cao điểm thường phải mất từ 30 phút đến 1 giờ”, nhà đầu tư thuyết trình.

 Lắp đặt trong vòng 12 đến 24 tháng

Đề cập đến phương án và thời gian triển khai, đại diện Tập đoàn Poma cho hay, do cơ bản không phải giải phóng mặt bằng, không vướng các công trình ở mặt đất nên với chiều dài từ 4 - 5km, nhà đầu tư cho biết, sau khi cơ quan chức năng đồng ý, nhà đầu tư sẽ triển khai dự án trong vòng từ 12 đến 24 tháng.

Tại buổi họp, nhà đầu tư cho biết, mới chỉ đưa phương án để xin chủ trương nên chưa có các phương án tài chính, tác động cụ thể, việc này nhà đầu tư sẽ có khảo sát, xây dựng phương án cụ thể nếu đề xuất được yêu cầu trình chi tiết.

Các chuyên gia giao thông cho rằng, từ trước đến nay việc xây dựng cáp treo ở Việt Nam chủ yếu là phục vụ khách du lịch và được xây dựng trong các khu nghỉ dưỡng, quần thể di tích… chưa có tuyến nào phục vụ VTCC. Để xây dựng một tuyến cáp như đề xuất không đơn giản và sẽ còn vướng nhiều thứ, trong đó các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với cáp chạy thương mại. Hơn nữa, quy hoạch phát triển VTCC cũng chưa đề cập, quy định cho loại hình cáp treo…

Tuy nhiên, đánh giá về mặt vận hành và vận chuyển hành khách, nhiều chuyên gia cho rằng, đây là loại hình hoạt động rất tiện dụng,
hiệu quả.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh