CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:01

Hà Nội: Hơn 26.800 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020

Nông thôn mới kiểu mẫu ở Đan Phượng.

 

Cụ thể, tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy giai đoạn 2016 - 2020 là hơn 26.816 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương thưởng cho đơn vị có thành tích trong xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 là 58 tỷ đồng; ngân sách thành phố gần 10.668 tỷ đồng; ngân sách cấp huyện hơn 12.782 tỷ đồng; ngân sách xã hơn 804 tỷ đồng; nguồn vốn huy động ngoài ngân sách gần 2.504 tỷ đồng. Năm 2018, tổng kinh phí ngân sách thành phố bố trí là gần 2.962 tỷ đồng... Kế hoạch năm 2019, ngân sách thành phố hỗ trợ các huyện tại Quyết định số 6688/QĐ-UBND ngày 7/12/2018  của UBND thành phố là gần 3.203 tỷ đồng.

Ngoài ra, từ năm 2017 đến năm 2018, thành phố đã bố trí 500 tỷ đồng ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố để cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh với lãi suất ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại, người lao động thuộc lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố.

Tính đến hết năm 2017, thành phố có 4 huyện (Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức) đạt chuẩn NTM; có 297 xã (chiếm 76,94% tổng số xã trên địa bàn thành phố) được UBND thành phố quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM. Đến nay còn lại 89 xã chưa đạt chuẩn, trong đó, có 72 xã đạt và cơ bản đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, còn 17 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 đến 14 tiêu chí.

Theo đánh giá, Sở Tài chính đã kịp thời tham mưu UBND thành phố ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể nhằm ưu tiên cho lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp và kịp thời có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thị xã và các xã trong việc triển khai huy động mọi nguồn vốn để thực hiện chương trình.

Ngân sách thành phố, huyện và thị xã đã quan tâm bố trí vốn để hỗ trợ các xã triển khai Đề án xây dựng NTM và đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích doanh nghiệp và hộ dân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất; thực hiện cơ giới hóa phục vụ sản xuất nhằm tăng thu nhập cho người lao động khu vực nông thôn.

Các huyện, thị xã và các xã đã nhận thức tầm quan trọng của Chương trình xây dựng NTM nhằm nâng cao đời sống của người dân nông thôn, phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp; quan tâm bố trí nguồn vốn thực hiện các dự án hạ tầng - kinh tế - xã hội của các xã nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

PHƯƠNG ANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh