CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:11

Hà Nội: Gần 1.000 ổ dịch sốt xuất huyết

 

Theo ông Hoàng Đức Hạnh, tình hình dịch sốt xuất huyết tại thành phố đang diễn ra phức tạp. Trong 10 năm trở lại đây, dịch cao đỉnh điểm nhất là năm 2009 với khoảng 16.000 ca, trung bình các năm là 5.000-6.000 ca.Từ đầu năm, Hà Nội ghi nhận 6.699 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Trong tuần từ 17-23/7, toàn thành phố ghi nhận 1.389 trường hợp mắc bệnh. 95% bệnh nhân SXH của Hà Nội là ở các tỉnh nội thành như Đống Đa (1.407 người), Hoàng Mai (1.344 người), Hai Bà Trưng (508 người), Thanh Trì (427 người), Thanh Xuân (420 người), Hà Đông (406 người). Từ đầu năm đến nay, ngành y tế Hà Nội đã ghi nhận 984 ổ dịch thì đến thời điểm hiện tại đã có 789 ổ dịch được khống chế.

Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

Lý giải nguyên nhân dịch bệnh diễn biến phức tạp, Sở Y tế Hà Nội cho rằng, sốt xuất huyết là bệnh đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu. Hà Nội là thành phố có dân số đông, tốc độ đô thị hóa cao, nhiều dân ngoại tỉnh đến làm ăn và sinh sống trên địa bàn.
Trong số bệnh nhân SXH thì có đến 40% bệnh nhân là học sinh sinh viên và lao động ngoại tỉnh; Điều kiện vệ sinh môi trường hạn chế, mật độ dân cư cao, một số khu vực thiếu nước sạch, người dân phải tích trữ nước để sinh hoạt. Nhiều khu vực bãi đất trống, tiếp giáp, xen kẹt, khu nhà chưa có người ở, công trường xây dựng chứa nước... tạo điều kiện cho muỗi vằn truyền bệnh sinh sản.
Qua điều tra, số dụng cụ chứa nước là nơi muỗi vằn đẻ trứng tăng lên hàng năm, hiện nay có tới 14 loại chủ yếu là ở các bể xi măng chứa nước không có nắp chiếm trên 40%, tiếp đó là các xô, thùng chậu, chậu cảnh và phế liệu, phế thải, chậu hoa cảnh…

Nhân viên y tế quận Hoàng Mai đến từng nhà để phun thuốc diệt muỗi

Dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội năm nay đến sớm và diễn biến phức tạp, theo nhận định trong thời gian tới số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố có thể tiếp tục gia tăng, do thời tiết mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, muỗi phát triển mạnh. Hiện sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng chống. Do đó, một trong những cách phòng chống dịch tốt nhất là tiêu diệt muỗi, bọ gậy, loăng quăng. Người dân cần tránh bị muỗi đốt, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

HÀ CHÂU

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh