THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 11:31

Hà Nội: Độc đáo lễ hội vật cầu

 

Lễ hội vật cầu truyền thống đình Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam có từ lâu đời. Hàng năm từ mồng 4 đến mồng 6 tháng Tết âm lịch, trai tráng trong làng Thúy Lĩnh lại tham gia lễ hội vật cầu cổ truyền tại sân cỏ bên trong đình Thúy Lĩnh - nơi thờ Linh Lang Đại vương. Tương truyền lễ hội vật cầu có liên quan mật thiết tới hình thức luyện quân của Linh Lang Đại vương - Hoàng tử thứ tư của vua Lý Thánh Tông.

Vật cầu là môn thể thao rèn luyện trí và lực không phân biệt lứa tuổi, từ thiếu nhi cho đến người già trong làng đều có thể tham gia. Tuy nhiên, phần lớn tham gia lễ hội vật cầu là những thanh niên trai tráng trong làng.

Vật cầu được chia làm bốn đội, mỗi đội 2 người, mặc quần và thắt đai khác màu để phân biệt. Cầu được làm bằng gỗ mít tiện tròn, sơn son màu đỏ. Tùy từng lứa tuổi mà khối lượng quả cầu trong mỗi cuộc thi sẽ khác nhau (từ quả bưởi cho học sinh lớp 2, 3 cho đến quả cầu bằng gỗ nặng 27kg cho thanh niên). Trong trận đấu các đối thủ dùng sức, mưu để đưa quả cầu về hố đội mình. Mỗi lần mang được cầu về hố sẽ nhận được một giải con, nếu được ba lần liên tiếp sẽ được giải cái (cầu không được ra đường biên, không bị đội bạn mang về hố khác).

Theo lệ xưa, đội chiến thắng trong trận cầu không chỉ được tôn vinh, mà còn được người làng chúc phúc cho cả năm được may mắn và hạnh phúc.

Sau đây là một số hình ảnh trong lễ hội vật cầu làng Thúy Lĩnh mà phóng viên thuviensuckhoe.org ghi lại.

Lễ hội vật cầu làng Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội được tổ chức từ ngày 4 - 6 tháng Giêng hàng năm. 


Tùy từng lứa tuồi mà quả cầu trong trận đấu sẽ có khối lượng khác nhau: 15kg, 21kg, 27kg. Quả cầu bằng bưởi dành cho học sinh lớp 2, 3.


Trước mỗi trận đấu trọng tài sẽ đặt quả cầu ở hố giữa sân. Tham gia cuộc thi gồm 8 người được chia thành 4 đội, mặc quần và thắt đai khác màu để phân biệt. Điểm độc đáo và hấp dẫn của lễ hội vật cầu là từ thiếu nhi cho đến người già đều được tham gia (miễn là có đủ sức khỏe) và suốt cuộc thi chỉ "tranh nhau" một quả cầu bằng gỗ mít. 

 

Sau khi có hiệu lệnh của trọng tài các đội lao vào tranh tài "cướp cầu".


Giữ cầu trên không để chờ cơ hội "hớt cầu" về hố đội mình.


Cuộc thi đấu nào cũng diễn ra rất ác liệt. Để tranh được cầu các đối thủ vừa phải dùng sức, mưu meo và không ngại lăn xả. 


 

 

Tham gia lễ hội vật cầu phần lớn là những thanh niên trai tráng trong làng tuổi từ 17- 20, tuổi "bẻ gãy sừng trâu"


Phần thì của những em thíếu nhi khoảng 13 tuổi cũng hết sức gay cấn và không kém phần hấp dẫn.

Đỗ Đức

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh