THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:09

Hà Nội: Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

 

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã ghi nhận 2.576 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại quận Đống Đa vào tháng 5; hiện gần 90% số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đã khỏi, chỉ còn 270 trường hợp đang điều trị tại các bệnh viện
Đề cập về số ca mắc sốt xuất huyết tăng đột biến trên địa bàn, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, thông thường hàng năm dịch sốt xuất huyết trên địa bàn bắt đầu từ tháng 6-tháng 7, nhưng năm nay dịch xuất hiện sớm ngay từ tháng 4. Quy luật 10 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm Hà Nội có khoảng 5.000-6.000 ca sốt xuất huyết. Đỉnh điểm năm 2009, Hà Nội có tới 15.000 ca mắc. Do sốt xuất huyết chưa có vắcxin phòng bệnh và không có thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là người dân phải chủ động phòng chống bằng các biện pháp diệt muỗi bằng phun hóa chất, vệ sinh môi trường, diệt quăng quăng, bọ gậy, nằm màn, dùng hương xua muỗi..

Số bệnh nhân nhập viện do sốt xuất huyết tại Bệnh viện nhiệt đới TƯ đang gia tăng 

Trước diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết trên địa bàn trong tuần qua, ngành y tế Hà Nội đang vào cuộc hết sức quyết liệt nhằm ngăn ngừa dịch bùng phát. Tuy nhiên, hiện nay, việc phòng chống dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội gặp một số khó khăn do người dân chưa hoàn toàn phối hợp trong việc xử lý môi trường, diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành. Một số nơi, công tác chỉ đạo của cấp chính quyền chưa thực sự quyết liệt đồng thời, thời tiết hiện tại là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và bệnh chưa có vắcxin phòng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên dịch bệnh có thể tiếp tục gia tăng trong các tháng cuối năm 2017. Theo dự báo thường xuất hiện đỉnh dịch vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 hàng năm.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, Sở Y tế đã lưu ý Đảng ủy các phường, xã đưa công tác phòng dịch vào Nghị quyết chuyên đề để triển khai đến từng Chi bộ, đặc biệt giao trách nhiệm cho các trưởng thôn, tổ dân phố trong việc đôn đốc người dân phòng dịch. Bên cạnh đó, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức như họp dân, dùng loa di động đi vào từng ngõ ngách để tuyên truyền biện pháp phòng bệnh; xử lý vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt muỗi; tổ chức kiểm tra giám sát công tác phòng dịch và giám sát phòng bệnh khu vực có bệnh nhân mới

DUY ANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh