CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 11:46

Hà Nam: Triển khai kịp thời các chính sách an sinh xã hội

 

Ông có thể điểm lại những kết quả mà ngành LĐ-TB&XH tỉnh đã đạt được trong năm 2017?

Thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2017 trong bối cảnh khó khăn, thuận lợi đan xen, kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục phục hồi. Ở trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội còn gặp khó khăn, thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp....đã phần nào ảnh hướng đến quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành tổ chức thực hiện nhiệm vụ của ngành. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và chỉ đạo về chuyên môn của Bộ LĐ -TB &XH, Sở LĐ- TB&XH đã tích cực bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, thực hiện đồng bộ các giải pháp, hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra góp phần ổn định, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Cụ thể, năm 2017, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 18.923 lao động đạt 118% kế hoạch năm (trong đó 1.124 người đi xuất khẩu lao động đạt 107% kế hoạch);  tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,96% (từ 4,24% xuống còn 3,28%) tương đương giảm 2.527 hộ nghèo đạt 120% kế hoạch năm; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh, đào tạo 20.234 người đạt 119% kế hoạch năm; các chế độ chính sách đối với người có công và xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; Thực hiện tốt Luật Bảo hiểm xã hội, chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp đối với người lao động; công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ được quan tâm thực hiện; Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, trợ giúp cho trẻ em, thực hiện tốt các quyền của trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em được phát triển toàn diện.

 

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nam Nguyễn Mạnh Tiến 

 

Thế còn mục tiêu mà ngành lao động tỉnh  đặt ra trong năm 2018?

Năm 2018, ngành  lao động tỉnh đặt mục tiêu sẽ hoàn thành một số chỉ tiêu đặt ra như: Giải quyết việc làm mới cho 16.250 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 1.000 người; Tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,3%/năm; Điều dưỡng cho 9.500 lượt người có công; Tiếp nhận mới 30 đối tượng nuôi dưỡng tập trung tại trung tâm Công tác xã hội;  Tiếp nhận mới 200 đối tượng cai nghiện  và 35 người tâm thần vào Trung tâm Điều trị nghiện ma túy và phục hồi chức năng tâm thần.

Về công tác tuyển sinh: Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh và đào tạo 20.500 người ở các cấp trình độ. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh lên 51%, trong đó: Trường Cao đẳng nghề Hà Nam tuyển sinh mới: 1.450 học sinh, sinh viên; Trường Trung cấp nghề công nghệ Hà Nam tuyển sinh mới 300 học sinh.

Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống còn 3,81%/tổng số trẻ em; 100% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em. Triển khai Dự án phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em thuộc chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn (2016-2020).

Bên cạnh đó, thực hiện tốt luật Bình đẳng giới và kế hoạch hành động bình đẳng giới giai đoạn (2016-2020); Tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện nghiêm chính sách pháp luật lao động, luật bảo hiểm xã hội và thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2018 và triển khai các văn bản mới hướng dẫn thi hành.Thực hiện chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Tăng cường công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên đề; tiếp công dân và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo kịp thời, không để đơn thư tồn đọng và khiếu kiện vượt cấp…

Năm 2018 được dự báo sẽ còn rất nhiều khó khăn, thách thức, ngành Lao động tỉnh Hà Nam sẽ tập trung vào những giải pháp nào để có thể đạt được mục tiêu trên?

Để đạt được mục tiêu trên, chúng tôi sẽ bám sát vào chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XIX, các chương trình, đề án của Trung ương, của Bộ LĐ-TB&XH và chỉ tiêu Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh giao trong năm 2018 để chủ động tìm các giải pháp thực hiện có hiệu quả.

Trước tiên là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục tiêu chiến lược an sinh xã hội của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay và những năm tới, trước hết là các chủ trương, cơ chế, chính sách về giải quyết việc làm, đào tạo nghề, giảm nghèo, chính sách ưu đãi đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội nhất là các chính sách chế độ mới được ban hành để tổ chức thực hiện kịp thời có hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh và ở các địa phương, tạo tiền đề phát triển kinh tế bền vững trong năm 2018 và những năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, kiểm tra, giám sát và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu của ngành đã đề ra, nhất là các lĩnh vực có tính nhạy cảm, bức xúc: giải quyết chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; giải quyết việc làm cho người lao động; đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; tiếp nhận đối tượng cai nghiện bắt buộc; an toàn, vệ sinh lao động... Tăng cường sự phối hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo của các huyện, thành phố tạo sự đồng thuận trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu trong lĩnh vực an sinh xã hội.

Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa thủ tục, đổi mới lề lối làm việc, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong giải quyết công việc, xây dựng văn hoá giao tiếp trong cơ quan. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ công vụ…

Xin trân trọng cảm ơn ông!

CHÂU GIANG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh