CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:02

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân

 

Ông Nguyễn Văn Thiết (tỉnh Ninh Bình) sinh ngày 16/9/1967, tham gia nghĩa vụ quân sự đến tháng 5/1989 xuất ngũ về địa phương, làm hồ sơ để cộng nối thời gian đóng BHXH, nhưng Quyết định xuất ngũ ghi sai tên đệm, Phiếu Quân nhân sai tháng sinh nên hồ sơ không hợp lệ. 
Cơ quan BHXH yêu cầu điều chỉnh lại tên lót trong quyết định xuất ngũ nhưng Ban chỉ huy quân sự tỉnh Nam Định trả lời không đổi được. Ông Thiết hỏi, ông phải làm gì để được cộng nối thời gian đóng BHXH? Cơ quan nào xác nhận, đóng dấu?

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Căn cứ Điều 6 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định: “Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân; Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó; Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh”.

Trường hợp của ông do Quyết định xuất ngũ ghi sai tên đệm, phiếu quân nhân sai tháng sinh không phù hợp với nội dung trong Giấy khai sinh nên hồ sơ không hợp lệ.
Để được cộng nối thời gian phục vụ trong quân đội với thời gian có tham gia BHXH sau này, đề nghị ông Thiết đến Ban Chỉ huy quân sự tỉnh Nam Định làm Giấy xác nhận các thông tin trên Quyết định xuất ngũ, Phiếu Quân nhân và Giấy khai sinh là giấy tờ của 1 người. 
Khi có hồ sơ cá nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật thì liên hệ với cơ quan BHXH nơi ông đang tham gia BHXH cùng sổ BHXH để được xem xét, cộng nối thời gian phục vụ trong quân đội với thời gian có tham gia BHXH sau này để tính hưởng BHXH.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh