THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:33

Giáo dục đạo đức, pháp luật cần ngay từ bậc tiểu học

 

 

Lựa chọn nội dung phù hợp theo lứa tuổi

Nhằm nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, ngay từ đầu năm học 2015 - 2016, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tích cực chỉ đạo việc triển khai công tác giáo dục đạo đức pháp luật xuống các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn thành phố. 

Trong đó có các nội dung như: Tập trung phổ biến những nội dung cơ bản, chủ yếu của các văn bản luật được Quốc hội thông qua có hiệu lực trong quý 4 năm 2014 và năm 2015; Tích cực phổ biến những chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật do Bộ GD&ĐT, HĐND, UBND thành phố ban hành.

Để nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh ở các trường mầm non, tiểu học, THCS đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức nâng cao ý thức pháp luật, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, thiết lập xã hội trật tự kỷ cương. Tùy từng cấp học mà nội dung giáo dục đạo đức pháp luật được triển khai một cách linh hoạt, cụ thể theo từng đối tượng học sinh.

Tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy, Hà Nội), cô Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng cho biết: Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh được thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch đã triển khai ngay từ đầu năm học. 

Với HS tiểu học, căn cứ vào đặc thù lứa tuổi mà giáo viên sẽ lựa chọn những nội dung giáo dục pháp luật đơn giản và gần gũi nhất để giáo dục cho các em như: Luật về an toàn giao thông, các kỹ năng khi tham gia giao thông, quyền lợi và bổn phận của trẻ em...

Đặc biệt những năm gần đây, theo hướng dẫn chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội, nhà trường đã đưa vào giảng dạy hai bộ tài liệu rất thiết thực về Luật An toàn giao thông và giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch cho học sinh.

 Lồng ghép qua các tiết học và chương trình ngoại khóa

Tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên công tác tuyên truyền pháp luật tới học sinh được triển khai thường xuyên và đều đặn qua những buổi sinh hoạt ngoại khóa hàng tuần. 

Ngay từ đầu tháng Chín, các nội dung như an toàn giao thông, nếp sống văn minh đã được cô trò nhà trường hưởng ứng qua những tiết dạy và các hoạt động thực hành sinh động. 

Bằng việc dàn dựng các tiểu phẩm, các hoạt cảnh thông qua các tình huống cụ thể mà nội dung giáo dục về đạo đức, pháp luật được chuyển tải đến từng học sinh.

Cô giáo Nguyễn Thị Hương, giáo viên lớp 1A5, Trường Tiểu học Nam Trung Yên  chia sẻ: Việc trang bị các kiến thức kỹ năng sống cho học sinh trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh ngay từ bậc tiểu học là rất cần thiết. 

Đối với học sinh tiểu học, việc giáo dục an toàn giao thông cho các em ngoài tiết học lý thuyết, thì còn được nhà trường tích hợp lồng ghép trong những hoạt động tập thể vào mỗi ngày.

Qua việc quan sát, dạy dỗ hàng ngày, các cô giáo có thể điều chỉnh để trang bị các kỹ năng còn thiếu hụt của các em. Đặc biệt với các kỹ năng giúp trẻ an toàn hơn khi tham gia giao thông luôn được trau dồi và thực hành hàng ngày. 

Những bài học về đèn tín hiệu giao thông, cách ngồi trên xe máy an toàn như thế nào, cách sang đường theo đúng quy định, khi tham gia giao thông người đi bộ phải đi đúng phần đường bên phải của mình… đều được các cô giáo nhắc nhở thường xuyên. Hiệu quả của việc giáo dục này được học sinh nghiêm túc thực hiện khi tham gia giao thông cùng bố mẹ khi đến trường.

Theo cô Hương, việc giáo dục pháp luật cho học sinh tiểu học thường phải gắn liền với vấn đề giáo dục đạo đức cho các em. Bởi khi hình thành được nhân cách, nếp sống văn minh, thanh lịch các em càng có ý thức hơn trong việc chấp hành những quy định về pháp luật. 

Khi đưa bộ tài liệu về nếp sống văn minh thanh lịch vào giảng dạy trong nhà trường học sinh ngoan hơn, có nề nếp hơn. Hiệu quả giáo dục sẽ tốt hơn khi giáo viên đưa các nội dung này giảng dạy tích hợp trong các bài học ở từng phân môn.

 

 Theo cô Tạ Thị Bích Ngọc, việc cho các em học sinh ngay từ bậc tiểu học đã được tiếp cận với các nội dung về pháp luật sẽ tăng cường sự hiểu biết cho các em ngay từ nhỏ.  

Điều này giúp các em có ý thức tốt trong việc chấp hành việc thực hiện luật pháp. Không những thế khi về nhà các em còn trở thành những tuyên truyền viên tích cực tuyên truyền tới những người thân xung quanh mình.

Theo CHÂU ANH / giaoducthoidai.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn gửi các Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường, Ban Phụ nữ Quân đội (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm...
2 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh