Giám sát “di chuyển nội địa” tại chốt ở TP.HCM bằng camera quét mã sẽ phát hiện được F0
- Y học 360
- 18:21 - 05/09/2021
Tại họp báo cung cấp, tuyên truyền về một số thông tin nổi bật trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP 24 giờ qua, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng tham mưu Công an TPHCM cho biết, từ ngày 23/8 đến ngày 4/9 TP đã xảy ra 19 vụ phạm pháp hình sự (giảm khoảng 85% so với trung bình của năm 2020). Qua thống kê cho thấy, số vụ trộm cắp tài sản chiếm phần lớn.
Ngoài ra, Thượng tá Lê Mạnh Hà cảnh báo người dân cần đề cao cảnh giác với một số hình thức phạm tội phổ biến trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay như lừa đảo bán hàng qua mạng, tổ chức đánh bạc, tham gia cá cược online, lừa đảo ngân hàng…
Về tình hình giao thông, theo thống kê từ 23/8 đến 4/9, tại TP xảy ra 6 vụ tai nạn giao thông, giảm 2 vụ so với cùng kỳ. Tuy nhiên, việc giảm tai nạn giao thông nghiêm trọng chưa tương xứng với tình hình chung.
Do đó, Thượng tá Lê Mạnh Hà cảnh báo người dân đặc biệt lưu tâm khi lưu thông trên đường vắng, không chạy quá tốc độ, thiếu quan sát để giảm thiểu gây tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Việc hỗ trợ người dân TP về quê, đại diện Công an TP cho biết, từ khi bùng phát dịch đến nay Công an TP đã nhận hỗ trợ 21 tỉnh thành, đưa 76 lượt người dân về quê.
“Trường hợp di chuyển về quê phải liên hệ tổ chức cơ quan, được sự đồng ý của địa phương để địa phương có văn bản trao đổi với UBND TPHCM. Người dân nên tránh tự di chuyển sẽ không đảm bảo an toàn”, Thượng tá Lê Mạnh Hà lưu ý thêm thông tin tại cuộc họp.
Về tình hình quét mã QR tại chốt kiểm soát, đại diện Công an TP cho biết, sau khi thí điểm sử dụng cho thấy việc quét mã QR có nhiều ưu điểm như việc xử lý thông tin và kiểm tra nhanh, giữ được khoảng cách an toàn và giảm thiểu tiếp xúc giữa cán bộ chiến sĩ với người dân, dễ dàng xác thực thông tin cá nhân di chuyển với kho lưu trữ.
Thượng tá Hà chia sẻ, đơn vị đã liên hệ với các đơn vị cung ứng thiết bị camera… và sẽ triển khai trong thời gian tới. Ban Giám đốc Công an TPHCM yêu cầu rà soát lại các đơn vị cung ứng để phối hợp việc kiểm soát người dân qua việc sử dụng camera tự quét mã QR khai báo y tế bằng phần mềm “di chuyển nội địa” để thuận tiện. Trong vài ngày nữa đơn vị sẽ triển khai tới các chốt trạm trên địa bàn TP.HCM.
Để quét, kiểm tra hiệu quả Công an TP phải cập nhật danh sách cấp giấy và danh sách đối tượng không thuộc diện đi đường mà không cấp giấy. Thuận lợi cho việc quét, kiểm tra nếu có dữ liệu so sánh thì lực lượng sẽ biết được người tham gia giao thông có được cấp giấy đi đường hay không hoặc được phép lưu thông hay không. Chính vì vậy, nếu có danh sách thì công an không cần phải kiểm tra giấy cũng có thể kiểm soát được. Muốn là được điều này thì phải cập nhật được danh sách được phép lưu thông và số được trong diện được phép lưu thông.
Khi có danh sách đó thì khi người dân đi ra đường lý do đúng hay không thì lực lượng sẽ biết. Đồng thời, lực lượng có dữ liệu về F0 nếu đi ra đường sẽ biết ngay hoặc là trường hợp cách ly cũng vậy. Khi người dân cập nhật vào, khi quét mã QR thì sẽ liên về cơ sở dữ liệu cá nhân của người dân và sẽ đưa đầy đủ thông tin: CMND, mã định danh cá nhân…Khi quét ra thì sẽ ra các thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia thì máy tính tại chốt sẽ báo cho lực lượng biết đi đúng khai báo trước đó hay không.
Số lượng xét nghiệm y tế cập nhật rất khó và lớn. Nếu tích hợp vào cả xét nghiệm vào nữa thì lực lượng sẽ kiểm soát được hết. Chỉ cần khai báo y tế là lực lượng đã biết được xét nghiệm ngày nào. Tuy nhiên, bây giờ chưa có đồng bộ được vì đòi hỏi thời gia, đồng bộ các sở ngành cung cấp thông tin.
Về việc thu hồi giấy đi đường thì thượng tá Hà nếu người tham gia lưu thông trên đường bị kiểm tra không đúng đối tượng hoặc giấy giả…thì sẽ thu hồi xử lý.
Thượng tá Hà cho biết thêm, thực ra với mã QR thì người dân chỉ cần khai báo 1 lần (dùng được 3 ngày) để di chuyển. Không phải là ngày nào ra đường cũng khai. Chỉ khi hết 3 ngày người dân mới khai lại. Khai 1 lần lưu lại rồi dùng trong 3 ngày.
Nhìn chung việc khai báo diễn ra nhanh chóng và thuận tiện cho người dân lẫn cán bộ túc trực tại chốt. Việc quét mã QR tự động bằng camera giúp cán bộ tại chốt và người dân không tiếp xúc nhau, hạn chế lây lan dịch bệnh. Đây là giải pháp an toàn cho cả người dân và lực lượng cán bộ, tránh tiếp xúc gần.