CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 12:12

Giai đoạn "nguy hiểm" nhất trong quá trình phát triển của con

Trong quá trình trưởng thành, trẻ sẽ trải qua 3 giai đoạn nổi loạn là lên 2, giai đoạn 7-9 tuổi và 14 tuổi. Trong đó giai đoạn ở tuổi 14 được cho là "nguy hiểm" nhất.

Ở tuổi này, trẻ được gọi là "dở sống, dở chín" và như một con ngựa hoang dù là trai hay gái. Lúc này trẻ cần có cha mẹ ở bên để uốn nắn và chỉ dẫn để con không phạm phải những sai lầm nghiêm trọng.

14 tuổi là giai đoạn rất nguy hiểm

Ở tuổi này, trẻ phát triển rất nhanh về thể chất và tinh thần. Suy nghĩ của chúng độc lập và quyết đoán hơn, đặc biệt luôn coi cái tôi của mình rất lớn. Trẻ ở tuổi dở ương chỉ thích làm theo ý mình, không còn nghe lời bố mẹ.

Tuổi 14 – giai đoạn "nguy hiểm" trong quá trình phát triển của trẻ, cha mẹ nên giáo dục con như thế nào để trẻ không gây ra những hậu quả nghiêm trọng - Ảnh 2.

14 tuổi trẻ có rất nhiều những cảm xúc tiêu cực, dễ cáu kỉnh - Ảnh minh họa.

Một đứa trẻ 14 tuổi không chỉ dễ có hành vi xấu mà còn có nhiều vấn đề về tâm lý:

-  Luôn nghĩ mình đã trưởng thành và muốn bắt chước hành vi của người lớn.

- Suy nghĩ non nớt và thường gây rắc rối.

-  Quá kiêu ngạo và luôn coi mình là đúng.

-  Ý chí yếu đuối, khả năng thích ứng kém, thiếu khả năng chịu đựng căng thẳng.

-  Hay xuất hiện các cảm xúc tiêu cực.

-  Cáu kỉnh.

14 tuổi là giai đoạn định hình tốt nhất

14 tuổi là thời kỳ nổi loạn nguy hiểm nhưng cũng là thời kỳ hình thành tính cách tốt nhất của trẻ.

Trẻ em 14 tuổi là kiểu "nửa người lớn, nửa trẻ con", trong chúng tồn tại hai khía cạnh độc lập và trưởng thành nhưng lại bị giới hạn về kinh nghiệm và tuổi tác. Đó chính là lý do khiến trẻ rất khó dạy bảo.

Khi có con ở lứa tuổi này, cha mẹ phải kiên nhẫn để giải quyết vấn đề một cách đúng đắn và giúp cho quá trình phát triển của trẻ không bị "trật đường ray".

Khi có sự thấu hiểu của cha mẹ trẻ em có thể dễ dàng vượt qua giai đoạn "14 tuổi" một cách suôn sẻ.

Cha mẹ nên làm gì với khủng hoảng tâm lý của giai đoạn "14 tuổi"

Chấp nhận con vô điều kiện

Nổi loạn là một giai đoạn không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển của bất kỳ đứa trẻ nào, nhưng mỗi trẻ lại có một mức độ khác nhau.

Do môi trường gia đình, cách dạy dỗ của cha mẹ mà một số trẻ em có thể dễ dàng vượt qua giai đoạn nổi loạn, một số trẻ lại dễ hư hỏng trong thời kỳ này.

Khi con có hành vi nổi loạn, cha mẹ không nên vội vàng đổ lỗi cho con mà nên học cách hiểu và chấp nhận thời kỳ nổi loạn của trẻ.

Giai đoạn "nguy hiểm" nhất trong quá trình phát triển của con: Cha mẹ hãy dạy con ngay trước khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng - Ảnh 2.

Đồng hành cùng con

Khi trong thời kỳ nổi loạn, trẻ sẽ thấy bối rối và đầy mâu thuẫn. Mặc dù chúng đang lớn lên về thể chất nhưng về mặt nhận thức chúng vẫn còn hạn chế.

Vì vậy khi muốn tự mình giải quyết vấn đề như người lớn, trẻ sẽ thất bại là chuyện đương nhiên. Những lúc như vậy, chúng sẽ nghi ngờ bản thân, thậm chí bỏ cuộc.

Lúc này, cha mẹ phải dành nhiều thời gian hơn để tâm sự, nói chuyện, chỉ bảo cho con để hiểu được những cảm xúc của trẻ, giúp chúng vượt qua những cảm giác tiêu cực và khó khăn.

Chỉ khi cha mẹ đồng hành cùng trẻ, trẻ mới cảm nhận được sự ấm áp của gia đình, khiến trẻ thấy yêu thương gia đình hơn và bớt hành vi nổi loạn.

Kiểm soát cảm xúc bản thân

Bố mẹ nên biết cách kiểm soát cảm xúc, bình tĩnh khi con nổi loạn, không nghe lời. Đừng đánh, mắng trẻ, nhất là ở chốn đông người bởi ở tuổi này, trẻ rất sĩ diện. Nếu cha mẹ mất kiểm soát, có khả năng trẻ sẽ phản ứng thái quá và gây ra những hậu quả khôn lường.

Muốn giáo dục con, trước tiên cha mẹ phải biết cách kiểm soát cảm xúc của mình.

An Nhiên

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh