THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:41

Giai đoạn 2030 - 2045: Bảo đảm việc làm cho các nhóm yếu thế, lao động vùng sâu, vùng xa

Quang cảnh cuộc họp Tổ Biên tập tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

Quang cảnh cuộc họp Tổ Biên tập tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

Tích cực triển khai, tham mưu chuẩn bị đầy đủ các dự thảo báo cáo

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Văn hồi đánh giá cao các thành viên trong Tổ Biên tập giúp việc Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 thời gian qua đã chủ động, tích cực triển khai và tham mưu chuẩn bị đầy đủ các dự thảo báo cáo, tài liệu phục vụ tổng kết.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổ Biên tập giúp việc, công tác xây dựng báo cáo tổng kết, đánh giá của các đơn vị và địa phương thường chậm, khó khăn trong việc tổng hợp, biên tập báo cáo trình Ban Chỉ đạo. Theo phản hồi của một số bộ ngành và địa phương, các đơn vị đang triển khai nên dự kiến tổng hợp báo cáo để trình ban Chỉ đạo sẽ chậm so với tiến độ khoảng 1- 2 tuần. Một số báo cáo đã gửi về Ban Chỉ đạo, nhiều báo cáo chưa sâu sắc, chưa đánh giá thực chất cũng như đề ra các giải pháp trọng tâm, trọng điểm. Vì vậy cần có giải pháp đôn đốc để đánh giá toàn diện, nâng cao chất lượng báo cáo. Công tác truyền thông, vận động nâng cao nhận thức chưa sâu rộng.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi, việc tổng kết đánh giá Nghị quyết 15 của Trung ương về chính sách xã hội và xây dựng nghị quyết mới cho giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2045 là một công việc lớn và rất quan trọng. Do vậy cuộc họp này phải xác định những vấn đề lớn mà các lĩnh vực cần thiết phải tham mưu với Trung ương về các chính sách xã hội trong tất cả các lĩnh vực cho giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045. Cần xác định những công việc phải làm để bảo đảm tiến độ, Trung ương, Bộ Chính trị đã giao để trình vào kỳ họp tháng 5 của Hội nghị Trung ương, trình báo cáo tổng kết đánh giá và trình nghị quyết mới.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Hồi: Cần phải đánh giá nghiêm túc, khách quan, đúng thực tế, làm rõ những thiếu sót, tồn tại, khó khăn trong việc thực hiện nghị quyết.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Hồi: Cần phải đánh giá nghiêm túc, khách quan, đúng thực tế, làm rõ những thiếu sót, tồn tại, khó khăn trong việc thực hiện nghị quyết.

“Đề nghị các ban, bộ ngành, với tinh thần trách nhiệm cao, trách nhiệm với nhân dân, trước sự phân công của Ban chỉ đạo và Tổ Biên tập, cần phải đánh giá nghiêm túc, khách quan, đúng thực tế, làm rõ những thiếu sót, tồn tại, khó khăn trong việc thực hiện nghị quyết. Bên cạnh đó, phát hiện những vấn đề xã hội nảy sinh mới, do tác động của đại dịch Covid-19, do biến đổi khí hậu, môi trường, tác động của những vấn đề xã hội toan cầu; những vấn đề cần ưu tiên trong chính sách xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đề xuất quan điểm, chủ trương, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp khả thi, phù hợp với xu thế, thực tiễn của đất nước trong thời kỳ mới”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành, đơn vị cho rằng Nghị quyết 15 của Trung ương khóa XI là một nghị quyết đi vào cuộc sống. Do đó  tổng kết Nghị quyết 15 phải nhận diện được những nhóm chính sách nào đã đạt được và nhóm nào chưa đạt được, vấn đề khoảng trống của những nhóm đó là gì?

Theo các đại biểu, vấn đề quan trọng nhất cần phải tiếp tục được bàn đến đó là lao động, việc làm và thị trường lao động. Về lĩnh vực BHXH phải cho cơ chế chính sách để hoàn thiện hệ thống pháp luật, đạt mục tiêu để không ai bị bỏ lại phía sau. Về chính sách trợ giúp xã hội, độ bao phủ dưới 20% dân số là chưa đạt mục tiêu, vẫn còn bỏ sót nhiều đối tượng. Về thông tin truyền thông, ở nhiều nơi biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa vẫn không nghe được thông tin nên tuyên truyền không vào được lòng dân, do vậy khi tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 phải đi từng ngõ, gõ từng nhà. Cùng với đó việc tồn tại lớn nhất của dịch vụ xã hội cơ bản là nhà ở xã hội và nhà ở của công nhân thu nhập thấp, nhà của vùng đồng bào tránh lũ lụt. Bên cạnh đó là y tế cơ sở, khi đại dịch Covid-19 diễn ra mới thấy được, y tế cơ sở là nền tảng để chăm sóc sức khỏe nhân dân theo Nghị quyết 20 nhưng vẫn không đạt được mục tiêu…

Ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội thảo luận tại cuộc họp.

Ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội thảo luận tại cuộc họp.

Tham mưu, quan tâm đưa vào nghị quyết những vấn đề mới

Kết luận cuôc họp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi đánh giá cao ý kiến, đóng góp của các bộ, ngành, địa phương, đơn vị. Thứ trưởng nhấn mạnh: Đây là những tư liệu quí để phục vụ cho cơ quan thường trực và Ban chỉ đạo và các cơ quan liên quan trong việc tổng kết, đánh giá Nghị quyết 15 và nghiên cứu xây dựng nghị quyết mới về chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Theo thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi, trong Nghị quyết 15 là sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo an sinh xã hội (ASXH) cho người dân. Qua 10 năm thực hiện cho thấy Nghị quyết 15 đã có tác động rất lớn đến người dân, NLĐ và đạt được nhiều thành tựu trong mọi lĩnh vực. Trong đó, điều đầu tiên thấy là các bộ, ngành trong lĩnh vực về chính sách xã hội, ASXH đã hoàn thiện được hàng trăm văn bản qui định về các chính sách pháp luật về tất cả các lĩnh vực. Đảm được ASXH cho gần một trăm triệu dân Việt Nam, bảo đảm được công ăn việc làm cho 54 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp thấp, trung bình khoảng 2-3% ở khu vực thành thị; thu nhâp của người dân không ngừng tăng lên; 95% dân số Việt Nam có BHYT… Giảm nghèo là điểm sáng của Liên hợp quốc, tỷ lệ giảm nghèo nhanh, trong suốt thời gian qua và từ tỷ lệ khoảng 60% dân số ở những năm 1980 và tiếp tục giảm trong 10 năm qua, đến nay còn khoảng 10% tỷ lệ nghèo, cận nghèo…

Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) tham gia thảo luận tại cuôc họp.

Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) tham gia thảo luận tại cuôc họp.

Tuy nhiên, lĩnh vực ASXH vẫn còn nhiều tồn tại, đó là hệ thống chính sách pháp luật còn phân tán, qui định ở nhiều luật, nhiều nghị định, thông tư và có nhiều qui định phức tạp. Độ bao phủ của ASXH còn thấp, thiếu tính bền vững; năng lực quản trị hệ thông còn nhiều tồn tại; tình trạng về bất bình đẳng xã hội còn gia tăng, đặc biệt là sau đại dịch. Việc đầu tư cho ASXH ở một số ngành, lĩnh vực chưa tương xứng với tiềm năng…

Thứ trưởng cho biết, trong thời gian tới, đặc biệt từ nay đến năm 2030 và 2045, cần tham mưu, quan tâm đưa vào nghị quyết những vấn đề mới như: Lao động việc làm, tập trung vào nghiên cứu, hoàn thiện tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho tất cả các lĩnh vực ngành nghề. Tất cả NLĐ cần phải được đào tạo và có trình độ tay nghề cạnh tranh với các nước trong khu vực. Về lĩnh vực lao động việc làm, cần phải xây dựng quan hệ lao động hài hòa, bền vững. Đồng thời có chính sách phù hợp để bảo đảm việc làm cho các nhóm yếu thế và lao động vùng sâu, vùng xa. Cùng với đó, tăng cường kết nối cung cầu lao động theo hướng hiện đại, điện tử, trực tuyến thông suốt.

Về lĩnh vực BHXH trọng tâm hướng đến bao phủ toàn bộ cho NLĐ; lĩnh vực bảo trợ, cần giải quyết chính sách đối với người có thu nhập thấp, trợ cấp cho gia đình có trẻ em và giải quyết chính sách cho NCT, người khuyết tật. Phát triển mạng lưới các hệ thống cung cấp dịch vụ tăng cường bảo vệ phụ nữ, trẻ em bị bạo hành một cách kịp thời, hiệu quả… Bảo đảm nhà ở cho người dân, đặc biệt là nhà ở cho công nhân lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất…

CÙ HÒA - MẠNH DŨNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh