CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 06:23

Giải báo chí toàn cầu 2016 với chủ đề "Phá bỏ định kiến về lao động di cư"

ảnh minh họa

Mục tiêu của giải thưởng là nhằm vinh danh những tác phẩm tiêu biểu về lao động di cư thông qua việc khuyến khích các nhà báo sáng tạo ra các tác phẩm báo viết hoặc báo hình/multimedia với chủ đề không chỉ là xoay quanh mặt trái (ví dụ như thực trạng bóc lột và vi phạm nhân quyền và quyền lao động) mà còn cả các kết quả tích cực của cơ chế quản lý lao động di cư tốt và nhấn mạnh sự đóng góp tích cực của lao động di cư đối với nước xuất xứ, quá cảnh và quốc gia tiếp nhận.

Giải báo chí toàn cầu lần thứ hai "Phá bỏ định kiến về lao động di cư" được tổ chức bởi Tổ chức Lao động Quốc tế phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Quốc tế, Tổ chức Người sử dụng Lao động Quốc tế, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền, Liên đoàn Nhà báo Quốc tế, Báo Equal Times, tổ chức Solidarity Center, Human Rights Watch, và Diễn đàn Di cư Châu Á.

Cuộc thi bắt đầu từ 14/9/2016 đến 31/10/2016. Các nhà báo được nộp 01 tác phẩm dự thi dưới một trong hai hình thức sau:

  • Báo viết (báo in hoặc báo mạng)
  • Báo hình/multimedia

Bài viết không quá 2000 từ và báo hình/multimedia không dài quá 5 phút. Tác phẩm dự thi phải được xuất bản trong khoảng thời gian từ 1/1/2015 tới 31/10/2016

Tác phẩm dự thi phải liên quan tới vấn đề lao động di cư. Người tị nạn và tản cư, khi làm việc ở nước ngoài, được coi là lao động di cư. Do vậy, bài dự thi viết về người lao đông di cư quốc tế và người tị nạn (tham gia thị trường lao động ở ngoài quốc gia của mình) sẽ được tham gia.

Giải thưởng

Hai giải nhất sẽ được chọn ra từ mỗi mục; mỗi giải trị giá $1000. Tác phẩm đoạt giải sẽ được đăng trên website của ILO và quảng bá rộng rãi như một tác phẩm báo chí tiêu biểu.

Yêu cầu dự thi

Để tham dự cuộc thi, xin vui lòng điền vào mẫu đăng ký trực tuyến  trước ngày 31/10/2016 (23:59, giờ chuẩn Trung Âu). Tác phẩm phải sử dụng một trong ba thứ tiếng: Tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha. Các bài dự thi bằng các ngôn ngữ khác cũng được chấp nhận với điều kiện người dự thi cung cấp bản dịch chính xác sử dụng một trong ba ngôn ngữ kể trên. Giải thưởng sẽ được công bố vào ngày 18/12 - Ngày Người Di cư Quốc tế. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin liên hệ: [email protected]

Tiêu chí chấm giải

Hội đồng chấm giải bao gồm 5 giám khảo sẽ đánh giá 10 tác phẩm xuất sắc nhất từ mỗi thể loại: báo viết và báo hình/multimedia. Quyết định của ILO và các giám khảo về tất cả các vấn đề liên quan tới cuộc thi là quyết định cuối cùng và sẽ không thay đổi dưới bất kể trường hợp nào. ILO khuyến khích các tác phẩm dự thi dưới nhiều khía cạnh đa dạng khác nhau về lao động di cư và phản ánh quan điểm từ nhiều phía: lao động di cư, người sử dụng lao động, chính phủ và công đoàn. Bên cạnh việc đảm việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về đạo đức báo chí, các bài dự thi sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

Tính sáng tạo:

  • Đóng góp cho việc cải thiện nhận thức về mục đích của việc di cư nhằm tìm kiếm việc làm và thực trạng của người di cư trong thị trường lao động;
  • Miêu tả bức tranh cân bằng, phản ánh những quan điểm của các bên liên quan (lao động di cư, chính phủ, người sử dụng lao động và công đoàn);
  • Đưa ra giải pháp sáng tạo cho vấn đề bảo hộ lao động và thách thức của thị trường lao động; trong thời kỳ hội nhập (ví dụ như so sánh tình hình trước và sau khi đưa ra bộ luật, chính sách di trú hay thỏa thuận song phương mới,...);
  • Hỗ trợ đẩy lùi định kiến, quan điểm bài ngoại hay phân biệt đối xử trong thị trường lao động;
  • Đề cập đến các góc nhìn mới về lao động di cư (ví dụ như công bằng trong tuyển dụng).

Tính chính xác:

  • Các tài liệu sử dụng nguồn tin trực tiếp;
  • Đi kèm bản dịch tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha chính xác so với bản gốc nếu một phần của bài dự thi được sử dụng ngôn ngữ khác.

Tính bảo vệ:

  • Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, nguồn thông tin và các yếu tố nhạy cảm bằng cách không đưa ra các thông tin không cần thiết mà có thể làm ảnh hưởng không tốt tới họ (bao gồm hình ảnh nhận dạng, tên và địa chỉ...)
  • Sử dụng thuật ngữ dựa trên quyền con người.


THIỀU VĂN LÝ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh