THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 10:56

Gia tăng bệnh nhân mắc sởi

Ở trong nước, tại ở một số địa phương vùng sâu, vùng xa và những đô thị  có nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine sởi đầy đủ như: TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La... có nguy cơ ghi nhận trường hợp mắc và các ổ dịch sởi tại cộng đồng.

Trong số các địa phương có số người mắc sởi tăng cao thì tại Hà Nội từ đầu năm 2019 tới nay đã ghi nhận hơn 114 ca mắc sởi ở 20 quận huyện, trong khi đó so với cùng kỳ năm 2018 chỉ có 8 ca mắc.

Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong những tuần đầu năm 2019, tình hình dịch bệnh sởi tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng tại nhiều nước, đặc biệt tại Ukraine và Hoa Kỳ. Theo các nhà khoa học, việc dịch sởi bùng phát tại một số nước hiện nay là do tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi không đạt yêu cầu tại nhiều nước và để lại hậu quả lớn cho sức khỏe người dân cũng như tăng chi phí điều trị so với việc chỉ phải tiêm vaccine sởi thông thường.

 

Tiêm phòng sởi cho trẻ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất 


Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp cả ở trong nước và nhiều nước trên thế giới, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần đưa trẻ em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vaccine sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vaccine phòng sởi.

Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện. Trẻ mắc bệnh sởi cần được cách ly, người lớn và trẻ nhỏ cần rửa tay sạch với xà phòng, để hạn chế bệnh sởi lây lan trong cộng đồng.

DUY ANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh