THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:58

Fed và Bộ Tài chính Mỹ đang "dẫm vào vết xe đổ" của khủng hoảng 2008?

Phần 1: Thế giới đang lặp lại những sai lầm khi đối mặt với khủng hoảng tài chính 2008?

Ngoài việc lặp lại thất bại trong cách thức hành động và nhận diện đối tượng trợ giúp, Mỹ cũng thất bại trong việc giữ bình tĩnh trước cơn bão không thể tránh khỏi. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, chính phủ bắt đầu tiến hành các cuộc kiểm tra căng thẳng (stress test) đối với các tổ chức tài chính lớn nhất, khiến họ phải giả vờ gặp sự cố để đánh giá liệu họ có thể chịu được khủng hoảng hay không. Nhưng hóa ra các bài kiểm tra căng thẳng là không đủ. Họ thậm chí còn không dự đoán được điều tương tự với những gì đang xảy ra.

Lấy ví dụ một phần của bài kiểm tra. Kịch bản tồi tệ cho Fed năm 2020 là tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3,5% vào đầu năm lên đến đỉnh điểm 10% trong một năm rưỡi sau đó. Bây giờ sự gia tăng đó sẽ xảy ra trong vài tuần nữa - và có lẽ sẽ còn khủng khiếp hơn nhiều.

Chắc chắn, hầu như không ai dự đoán được một cuộc khủng hoảng sâu sắc và nhanh thế này. Stephen Cecchetti, cựu giám đốc điều hành ngân hàng, nhớ lại ông từng làm việc với một đồng nghiệp ở mảng rủi ro - người đảm nhận vai trò suy nghĩ về tất cả những điều tồi tệ có thể xảy ra với hệ thống tài chính. "Anh ấy rất giỏi trong việc nghĩ ra các viễn cảnh tồi tệ, nhưng cơn ác mộng như thế này thì chưa bao giờ".

Fed cũng gặp thất bại tương tự trong việc "tưởng tượng". Kiểm tra căng thẳng của Fed giống nhau qua các năm. Thất nghiệp tăng lên, nhưng trong nhiều quý. Tăng trưởng kinh tế đi xuống nhưng rồi lại đi lên. Một số cơ quan quản lý kêu gọi nên kiểm tra dựa trên nhiều viễn cảnh hơn. Không có đại dịch, cũng không có chiến tranh. Thay vào đó, làm thế nào khi các cuộc tấn công mạng hoặc tấn công vào lưới điện kìm hãm sự phát triển trong một tháng? 

Fed không bắt các ngân hàng trải qua bất kỳ một viễn cảnh nào. Ngân hàng trung ương cũng không được kiểm tra một cách nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn như tăng trưởng và thất nghiệp giảm nhưng sau đó không hồi phục trong một thời gian dài. "Chúng tôi rất, rất sẵn sàng cho một cuộc suy thoái sâu mang tính tiêu chuẩn", theo một người đã thiết kế các bài kiểm tra chia sẻ.

Hiện nay, bất cứ động thái nào đều phụ thuộc vào chúng ta. Và cũng giống như trong giai đoạn cấp bách của cuộc khủng hoảng năm 2008, chính phủ vẫn không hiểu được sự cấp bách của việc làm cho hệ thống ngân hàng trở nên mạnh mẽ hơn. Chính phủ Mỹ đã không bắt buộc cấm chi trả cổ tức, mua lại hoặc tiền thưởng cho tất cả các tổ chức tài chính, mặc dù các cựu quan chức của Cục Dự trữ Liên bang đã kêu gọi một động thái như vậy. Châu Âu đã thực hiện một loạt các biện pháp này. Làm cho các ngân hàng giữ lại nguồn vốn ngay bây giờ là khôn ngoan bởi một cuộc khủng hoảng tài chính thực sự,có khả năng sẽ xảy ra, đặc biệt là thời kỳ suy thoái kinh tế kéo dài.

Còn một điều lưu ý khác là các nhà quản lý đã dành thời gian trước cuộc khủng hoảng này để giảm bớt các cải cách được thực hiện sau cuộc khủng hoảng vừa qua. Dẫn đầu bởi Randal Quarles, một người được chỉ định bởi Trump trong Hội đồng Dự trữ Liên bang, các nhà quản lý đã nới lỏng nhiều quy tắc ngân hàng trong vài năm qua. Họ cũng cho phép các ngân hàng và các công ty tài chính cho các doanh nghiệp vay các khoản nợ rủi ro.

Nới lỏng các quy định tài chính trong vài năm qua không gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế này. Nhưng những nhược điểm này có thể khiến hệ thống dễ bị tổn thương hơn trong những tháng tới. Cuộc khủng hoảng tại các thị trường chỉ mới bắt đầu và việc nới lỏng các quy định sẽ làm trầm trọng thêm nỗi đau kinh tế mà mọi người đang trải qua do virus.

Những người theo dõi và nghiên cứu về khủng hoảng năm 2008 thất vọng sâu sắc. Tiếp tục xử lý vụng về, chúng ta có thể lặp lại những sai lầm tương tự, khuếch đại sự bất bình đẳng giữa sức mạnh của các tập đoàn lớn và tình cảnh của lực lượng lao động.

Mỹ Linh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh