THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:23

Đường dây nóng tố giác thực phẩm bẩn lễ hội Xuân 2018

 

Theo thống kê, chỉ tính trong tháng Giêng, cả nước có khoảng 8.000 lễ hội lớn nhỏ, dự kiến thu hút hàng chục triệu lượt khách du lịch tham dự, vì vậy, nỗi lo ATTP trong mùa lễ hội luôn là vấn đề nóng.

Nhằm tiếp nhận thông tin phát hiện thực phẩm bẩn trong mùa lễ hội Xuân 2018, Cục ATTP (Bộ Y tế) đã công bố đường dây nóng. Người dân có thể thông báo các vi phạm liên quan ATTP theo các số điện thoại đường dây nóng: 02432321556, 0911811556.

Ngoài ra, Cục ATTP cũng kêu gọi người dân chủ động hợp tác với cơ quan chức năng khi phát hiện những thực phẩm nghi ngờ là hàng giả, hàng nhái. Khi nhận được thông tin, Cục sẽ kiểm tra và ngăn chặn.

 

Ảnh minh họa

 

Trong thời gian này, Cục ATTP sẽ tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả, bánh, kẹo, rượu, cơ sở sản xuất thực phẩm ăn ngay, các cơ sở kinh doanh nước giải khát, nước đá, các cơ sở kinh doanh ăn uống, thức ăn đường phố phục vụ lễ hội.

Vi phạm ATTP tại lễ hội Xuân 2018 bị phạt đến 200 triệu đồng

ATPP luôn là vấn đề “nóng” trong các mùa lễ hội, nhất là lễ hội Xuân. Cứ mỗi địa điểm diễn ra lễ hội lại có hàng trăm hàng quán kinh doanh thực phẩm. Nhiều hàng quán trong số này không đáp ứng đủ các điều kiện về vệ sinh ATTP. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Trước tình trạng này, ngay từ trước Tết Nguyên đán, Ban Chỉ đạo (BCĐ) liên ngành Trung ương về vệ sinh ATTP đã ra Chỉ thị số 09/CT-BCĐTƯVSATTP yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp để bảo đảm ATTP cho nhân dân vui Xuân.

Cụ thể, BCĐ liên ngành Trung ương yêu cầu BCĐ liên ngành cấp tỉnh đẩy mạnh hoạt động truyền thông đến các đối tượng sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm, tập trung tuyên truyền các quy định của pháp luật về điều kiện ATTP đối với cơ sở, trang thiết bị, vệ sinh cá nhân người sản xuất, chế biến thực phẩm; quy định nguồn gốc, bảo đảm ATTP đối với nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, ghi nhãn thực phẩm; vệ sinh ăn uống; lựa chọn, bảo quản chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn…

Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP; phát hiện sớm các hành vi vi phạm về ATTP, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi và sản phẩm vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Về việc xử lý các hành vi vi phạm ATTP, Nghị định 178/2013/NĐ-CP đã quy định rất cụ thể. Theo đó, tùy thuộc vào hành vi và mức độ vi phạm, đối tượng vi phạm sẽ phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về ATTP là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh