CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:18

Dùng gừng để làm gia vị, chữa bệnh thật sự rất tốt nhưng chuyên gia nhắc hãy cẩn trọng tác dụng phụ này

Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp, giúp món ăn trở nên thơm ngon, kích thích vị giác hơn. Nhưng hơn hết, đây không chỉ là gia vị đáp ứng nhu cầu khẩu vị mà còn là thuốc chữa bệnh trong Đông y.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), dùng gừng chữa bệnh rất tốt trong các trường hợp cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc từ cua cá, chim thú nếu có độc, các loại thịt (trừ thịt lợn vì gừng kỵ thịt lợn) khi ăn vào cơ thể. Dùng 4-8g sắc nước uống. Gừng khô chữa đau bụng do lạnh, chướng bụng đầy hơi, thổ tả, chân tay lạnh, ho có đờm… Gừng đen (xao cháy gừng) chữa đau bụng lạnh, chân tay nhức mỏi, băng huyết.

Dùng gừng để làm gia vị, chữa bệnh thật sự rất tốt nhưng chuyên gia nhắc hãy cẩn trọng tác dụng phụ này - Ảnh 1.

Theo y học hiện đại, gừng tươi có chứa một số thành phần chính như borneol, zingiberene, nonanal, chavicol, zingiberol, methyheptenone và citral, chứa nhiều hợp chất chống viêm và chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe như gingerols, beta-carotene, capsaicin, axit caffeic, chất curcumin và salicylate.

Mặc dù vậy, sử dụng gừng cần đúng cách mới phát huy được hiệu quả tốt. Khi sử dụng sai cách, gừng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn sau:

Có thể gây ợ nóng

Gừng, khi dùng với liều cao (hơn 4g mỗi ngày), có thể gây ợ nóng nhẹ. Một nghiên cứu của Mỹ từng báo cáo, sử dụng hơn 5g gừng mỗi ngày có thể dẫn đến các tác dụng phụ này, bao gồm chứng ợ nóng. Trong trường hợp bạn đang sử dụng gừng như một phương thuốc thay thế và đang bị ợ nóng, bạn nên thử gừng ở dạng viên nang vì có thể không gặp tác dụng phụ nữa.

Dùng gừng để làm gia vị, chữa bệnh thật sự rất tốt nhưng chuyên gia nhắc hãy cẩn trọng tác dụng phụ này - Ảnh 3.

Gừng, khi dùng với liều cao (hơn 4g mỗi ngày), có thể gây ợ nóng nhẹ.

Có thể gây chảy máu

Gừng có thể làm nặng thêm vấn đề chảy máu do đặc tính chống tiểu cầu (làm loãng máu). Một số người tin rằng gừng có thể làm tăng thêm nguy cơ chảy máu khi dùng cùng với các loại thảo mộc khác như đinh hương, tỏi, nhân sâm và cỏ ba lá đỏ.

Có thể dẫn đến tiêu chảy

Nếu uống với số lượng lớn, gừng có thể gây tiêu chảy. Nguyên nhân là bởi gingerol, thành phần hoạt động trong củ gừng, tăng tốc độ đi qua thức ăn qua ruột và có thể gây tiêu chảy. Trong khi điều này đã được xác nhận trong các nghiên cứu trên động vật, nhiều nghiên cứu hơn ở người cũng cho thấy rõ điều đó.

Dùng gừng để làm gia vị, chữa bệnh thật sự rất tốt nhưng chuyên gia nhắc hãy cẩn trọng tác dụng phụ này - Ảnh 4.

Nếu uống với số lượng lớn, gừng có thể gây tiêu chảy.

Gây khó chịu ở dạ dày

Gừng kích thích sự tiết mật, có lợi cho tiêu hóa. Nhưng nếu dạ dày của bạn trống rỗng, điều này có thể dẫn đến sự kích thích quá mức của dạ dày, gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa và đau dạ dày. Gingerol trong gừng (tương tự như capsaicin, hoạt chất trong nhiều loại gia vị và ớt) được cho là gây kích ứng dạ dày, khiến nó sản sinh ra nhiều axit hơn. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy bụng dạ mình như bị đốt cháy.

Tuy nhiên, một số bằng chứng nói rằng gừng thực sự có thể giúp điều trị sự khó chịu ở dạ dày. Do đó vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ vì sao gừng có thể gây khó chịu cho dạ dày.

Phụ nữ mang thai cần hết sức cẩn trọng

Mặc dù gừng có thể làm giảm buồn nôn ở phụ nữ mang thai, nhưng thực sự không an toàn cho phụ nữ mang thai, làm tăng nguy cơ sẩy thai. Nó có thể không nguy hiểm nếu liều dùng dưới 1500mg mỗi ngày.

Dùng gừng để làm gia vị, chữa bệnh thật sự rất tốt nhưng chuyên gia nhắc hãy cẩn trọng tác dụng phụ này - Ảnh 6.

Mặc dù gừng có thể làm giảm buồn nôn ở phụ nữ mang thai, nhưng thực sự không an toàn cho phụ nữ mang thai, làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Uống bổ sung gừng với liều lượng lớn cũng có thể gây sảy thai và các biến chứng khác. Mặc dù gừng an toàn khi được sử dụng với số lượng cho phép nhưng nó có thể gây ra vấn đề khi mang thai. Uống quá nhiều gừng khi mang thai cũng có thể dẫn đến trào ngược axit và ợ nóng.

Gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu bằng cách giảm kết tập tiểu cầu. Do đó, những bà mẹ bị mất một lượng máu đáng kể khi sinh con phải kiêng gừng trong những ngày đầu sau sinh.

Có thể hạ đường huyết quá nhiều

Gừng thường được biết đến để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng cách hạ thấp lượng đường trong máu. Tuy nhiên, dùng cùng với thuốc trị tiểu đường có thể tăng cường tác dụng của thuốc và gây hạ đường huyết hoặc hạ đường huyết quá mức.

Có thể gây kích ứng miệng

Đây còn được gọi là hội chứng dị ứng miệng. Một số chứng dị ứng xảy ra khi bạn tiêu thụ một số loại thực phẩm. Các triệu chứng nói chung xuất hiện ở tai, da và miệng. Tình trạng dị ứng như vậy xảy ra khi bạn tiêu thụ gừng (mặc dù không phải ở tất cả mọi người) bắt đầu bằng hiện tượng ngứa ở miệng.

Dùng gừng để làm gia vị, chữa bệnh thật sự rất tốt nhưng chuyên gia nhắc hãy cẩn trọng tác dụng phụ này - Ảnh 7.

Tình trạng dị ứng như vậy xảy ra khi bạn tiêu thụ gừng (mặc dù không phải ở tất cả mọi người) bắt đầu bằng hiện tượng ngứa ở miệng.

Chuyên gia đặc biệt khuyến cáo, không được dùng gừng chữa bệnh khi trẻ bị sốt cao vì gừng có tính nhiệt, khiến thân nhiệt người bệnh cao lên, gây tổn thương mạch máu, thậm chí xuất huyết. Chú ý liều lượng gừng mỗi lần dùng vì dùng nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người. Và đừng quên, đây chỉ là thông tin về tác dụng phụ có tính chất tham khảo. Trước khi dùng gừng vì bất cứ mục đích nào nên hỏi bác sĩ Đông y cho trường hợp cụ thể để cơ thể luôn khỏe mạnh.

HH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh