CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:13

Dùng đèn pha ô tô sai cách tài xế có thể gây tai nạn khủng khiếp

 

 Dùng đèn pha ô tô sai cách vô cùng nguy hiểm tới tính mạng

 

Theo tổ tư vấn chăm sóc khách hàng của đại lý nội thất ô tô Tùng Dịu - Cầy Giấy - Hà Nội, đèn chiếu sáng cho ô tô là một phần cực kỳ quan trọng giúp tài xế an toàn khi vận hành xe trên đường vào ban đêm. Tuy nhiên có nhiều người thường sử dụng sai cách gây nguy hiểm cho chính bản thân và người đi đường.

Trên thực tế, đèn pha thường gồm hai chế độ chiếu sáng là đèn pha (chiếu xa) và đèn cốt (chiếu gần). Khi bật pha, cường độ sáng lớn và chiếu xa giúp người lái xe nhìn thấy những chướng ngại vật từ xa ngay cả khi đi ở tốc độ cao.

Tùy từng dòng xe sẽ có thiết kế vị trí bật tắt đèn khác nhau.Tuy nhiên ở đa số các dòng xe thông dụng được thiết kế nút vặn bật tắt đèn ở bên trái của vô lăng. Khi bật chế độ đèn pha trên mặt động hồ sẽ hiển thị biểu tượng đèn sáng xanh để báo hiệu cho người sử dụng. Đèn báo này được hiển thị theo hình ảnh chiếc đèn pha và ba vạch ngang thể hiện tình trạng đèn pha cốt.

Tuy nhiên, tài xế nên biết rằng không nên quá lạm dụng bật đèn pha. Bởi đèn pha với góc chiếu cao và cường độ mạnh sẽ làm cản trở tầm nhìn và gây khó chịu những lái xe đi ngược chiều hoặc ngay cả những lái xe đi cùng chiều ở phía trước. Không chỉ vậy, trong một vài tình huống, đèn pha cũng có thể là nguyên nhân gây tai nạn bởi lái xe đối diện bị lóa không nhìn rõ đường.

Trong trường hợp sử dụng đèn cốt cho cường độ ánh sáng vừa và chiếu sáng ở tầm gần, giúp người lái xe quan sát được những chướng ngại vật trên đường ở tầm gần. Nhưng dùng đèn cốt lại có nhược điểm là tầm chiếu gần khiến tài xế quan sát được ít hơn và khó xử lý sớm những tình huống khi đi tốc độ cao, đặc biệt là khi di chuyển trên cao tốc.

Vì vậy, tùy trường hợp mà tài xế nên dùng đèn chiếu xa hay đèn chiếu gần cho phù hợp. Với những chiếc xe ô tô không có công tắc tắt đèn pha, khi di chuyển vào ban ngày nên chuyển sang chế độ đèn cốt hoặc có thể chuyển sang chế độ đèn sương mù để khiến người đối diện không bị khó chịu và bảo vệ ắc quy.

Trong trường hợp khi lái xe sang đường hoặc cần vượt hãy xin nhường đường hay nhắc nhở xe khác hạ đèn pha thì mới nên sử dụng đèn pha theo cách nháy đèn.

Trường hợp di chuyển vào ban đêm vắng, trên cao tốc có thể sử dụng đèn pha để tăng tầm quan sát. Tuy nhiên, khi gặp xe ngược chiều hoặc xe cùng chiều cũng nên giảm tốc độ và chuyển sang đèn cốt.

Đặc biệt lưu ý, khi thấy xe đối diện nháy đèn hãy kiểm tra xem đang bật pha hay cốt. Nếu bật pha thì hãy chuyển đèn cốt ngay để đảm bảo an toàn cho các xe khác. 

Một điểm lưu ý cuối cùng chính là tài xế không nên lắp các loại đèn pha sai công suất và không đúng chuẩn với chóa đèn của xe khiến lóa mắt và nguy hiểm cho người đi ngược chiều khi tham gia giao thông.

Quy định về sử dụng đèn ô tô

Một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới là phải có đủ đèn chiếu xa (đèn pha), chiếu gần (đèn cốt), đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.

Theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thì lỗi không bật đèn chiếu sáng khi tham gia giao thông lúc trời tối đối với ô tô sẽ bị xử phạt từ 600.000 – 800.000đ

Người sử dụng xe ô tô sẽ bị xử phạt nếu dùng đèn pha trong đường thành phố, khu đông dân cư, trừ các xe ô tô được quyền ưu tiên khi đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. Mức xử phạt lỗi bật đèn pha khi đang lưu thông trong đường thành phố là từ 600.000 đến 800.000 nghìn Đồng.

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều. (Điểm g, Khoản 2, Điều 7).

+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư. ( Điểm d, Khoản 2, Điều 7).

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh