THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 11:27

Đừng để Cầu Giấy làm mất mỹ quan đô thị

 

Lan can hai bên thành cầu đã hư hỏng nghiêm trọng, nhưng lại gắn thêm khung thép vào

Cầu Cầu Giấy là cây cầu bắc qua sông Tô Lịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Tên cầu đã được dùng để đặt cho Ô Cầu Giấy xưa và quận Cầu Giấy hiện nay. Địa điểm của cây cầu này cũng chính là Ô cầu Giấy (thời Lý Trần gọi là cửa Tây Dương).
Các cột bê tông hai bên thành cầu hư hỏng nặng, chỉ còn trơ các khung sắt, dó đó việc lắp thêm các khung thép vào làm cho thành cầu thêm "gánh nặng"

Cây cầu này nối liền đường Cầu Giấy, bên kia bờ con sông Tô Lịch là đường Láng, được đầu tư xây dựng hàng chục năm nay, đảm nhiệm công việc di chuyển của người dân Thủ đô. Là cây cầu nằm giữa lòng Hà Nội, nhưng nhiều năm nay mặc dù thành cầu bị xuống cấp nghiêm trọng, gần như chỉ còn trơ khung thép nham nhở, thế nhưng không thấy ai “thương xót”.
Thậm chí còn gia cố các cột bê tông hư hỏng bằng dây cột lại

Điều đáng trách, cách đó không xa, chỉ hơn chục mét là cổng UBND quận Cầu Giấy, thế nhưng mặc cho cây cầu bị xuống cấp mà không thấy cơ quan chức năng nào xử lý triệt để, gây mất mỹ quan đô thị.
Đứng từ cây cầu nhìn sang UBND quận Cầu Giấy
UBND quận Cầu Giấy cách cây cầu chừng 10m
“Không những già nua, còi cọc” vì bao năm trời không được “chăm sóc, mà hiện nay hai bên thành cầu còn phải “cõng” hàng chục đường ống và dây cáp chạy dọc thành cầu, trong khi đó thành cầu chỉ chực chờ sập khiến chúng tôi không khỏi ngao ngán.
Đó là chưa kể hàng mớ dây cáp, đường ống chằng chịt "đu" hai bên
Theo biển báo, cây cầu có chiều dài 37,3m, rộng 33m, do đó kinh phí sửa chữa thành cầu liệu có lớn hay không mà không thấy đơn vị nào sửa chữa?.
Biển báo Cầu Giấy
Trao đổi với chúng tôi, nhiều người dân sống gần cây cầu cho biết, tình trạng này đã xuất hiện từ rất lâu, khiến người dân không khỏi lo ngại khi đi qua cầu.
Theo quan sát của phóng viên, các thanh lan can trên cầu đã bị ăn mòn, trơ cả lõi sắt.  Trụ bê tông hai bên thành cầu gần như muốn đổ sập lúc nào không hay, nhiều vết nứt tách chằng chịt. Thậm chí các trụ thành cầu cũng như dọc lan can cầu được cột bằng các dây dù tạm bợ.
Bộ mặt cây cầu nhếch nhác
Chỉ cần đi qua đây, hình ảnh cây cầu nham nhở luôn đập vào mắt khiến ai ai cũng phải ngao ngán. Điều đáng nói tình trạng này đã diễn ra nhiều năm nay, thế nhưng không được sửa chửa, khắc phục.
Chỉ mới đây, (ngày 15/11, khi đi qua cây cầu này, người ta mới thấy thành cầu mới được gia cố lại bằng những thanh thép. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, việc gia cố bằng cách lắp vào thành cầu các khung thép mà không xây mới các trụ bê tông đã hư hỏng nghiêm trọng thì chỉ có tác dụng “thẩm mỹ chắp vá” chứ không giải quyết được mỹ quan đô thị cũng như an toàn giao thông.
Hiện các cột trụ hai bên thành cầu đã “rơi rụng” trơ khung, do đó việc lắp thêm các khung thép liệu có tác dụng không hay làm cho các trụ lan can “thêm gánh nặng”. 
Liệu sau khi được sửa chữa lại, khi xảy ra va chạm có đảm bảo được độ chắc chắn, an toàn cho người dân?, và phải chăng “đây là bộ mặt của quận Cầu Giấy”?.

Chu Lương

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh