CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:20

Với "Quái vật không chiến" Su-35S , F-22 chỉ là "con muỗi"

 

Su-35S là “ngôi sao sáng” ở Syria

Ngày 6/2, tờ Stern của Đức có bài viết cho rằng, các vũ khí được Moscow triển khai trong chiến dịch quân sự chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria, hiện đang thể hiện rằng sức mạnh và năng lực chiến đấu của Không quân Nga lúc này khó có nước nào có thể sánh bằng.

Đáng chú ý trong số này có hệ thống phòng không hầu như không gì có thể lọt qua, được đánh giá đứng hàng đầu thế giới ở thời điểm hiện tại là hệ thống tên lửa S-400, có phạm vi diệt mục tiêu lên tới 400km, đồng thời có khả năng đánh chặn cả tên lửa đạn đạo.

Ngoài ra, hệ thống phòng không tích hợp cả pháo và tên lửa là Panstyr-S hiện là hệ thống bảo vệ chuyên dụng cho các căn cứ đầu não và các hệ thống phòng không tầm xa hiệu quả nhất trên thế giới, hiện rất ít vũ khí phương Tây có được khả năng tương tự - tờ báo của Đức nhấn mạnh.

Tờ báo này cho biết, ngoài các máy bay chiến đấu thế hệ cũ như Su-24, Su-24, các máy bay khác của Nga như Su-30SM và Su-34 cũng thuộc loại hiện đại nhất thế giới, tuy nhiên, máy bay chiến đấu Su-35S mới thực sự là “ngôi sao sáng” trên chiến trường Syria.

Loại chiến đấu cơ tiên tiến nhất được Moscow điều động sang Syria vào ngày 29/1/2016 vừa qua, với số lượng 4 chiếc, được triển khai tại căn cứ của lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga, đóng tại sân bay Hmeymim, nằm ở tỉnh tây bắc Syria là Latakia.

Mặc dù có số lượng ít, nhưng những tiêm kích mạnh mẽ này chắc chắn sẽ là sự bổ sung quan trọng cho các vũ khí khác của Nga đang được khai thác tại khu vực, là sự bảo vệ tin cậy nhất cho các máy bay ném bom và cường kích Nga trong hoạt động không kích IS.

 

Su-35S được coi có thể đối đầu ngang ngửa với F-22, F-35 trong không chiến tầm gần

Su-35S Flanker-E hiện được coi là chiến đấu cơ nguy hiểm nhất thế giới, một con “quái vật” thực sự trong không chiến. Tuy có thiết kế dựa trên dòng chiến đấu cơ Su-27 Flanker, nhưng nó được áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất của công nghệ máy bay quân sự thế giới hiện nay.

Tờ báo Đức nhấn mạnh rằng, với việc được triển khai sang Syria tham dự chiến dịch không kích IS, Su-35S đang đặt chân vào thị trường vũ khí với những đặc trưng ưu việt nhất của máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và các tính năng cơ bản của tiêm kích thế hệ thứ năm.

Theo Stern, không loại trừ khả năng là nhờ sự kết hợp giữa kỹ năng chiến đấu xuất sắc và giá thành tương đối rẻ so với các đối thủ cạnh tranh từ phương Tây, Su-35S sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn trên thị trường xuất khẩu máy bay chiến đấu thế giới.

Su-35 Nga có thể quật ngã F-22 Mỹ trong không chiến

Su-35 thuộc loại tiêm kích đa năng hạng nặng, trần bay 19km, với tốc độ 2.500 km/h, phạm vi hoạt động 3.400km, bán kính chiến đấu 1.400km. Nó có 12 điểm treo vũ khí và lượng bom đạn mang theo tối đa là 8 tấn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tác chiến đa nhiệm trên không, dưới mặt đất và trên biển.

Ngoài hệ thống tên lửa không đối không chủ lực, Su-35S cũng được trang bị tất cả các loại vũ khí tối tân nhất của Nga, như tên lửa tấn công ngoài khu vực phòng không, tên lửa chống hạm, tên lửa chống radar, bom điều khiển chính xác và bom không điều khiển và 1 khẩu pháo 30mm dùng trong cận chiến.

Báo Stern đánh giá rất cao 2 đặc điểm nổi bật của Su-35 là đặc tính kỹ thuật bay suất sắc nhờ được trang bị một động cơ phản lực vector mạnh mẽ và linh hoạt cùng với một hệ thống radar tiên tiến, có tính năng vượt trội các sẩn phẩm đồng hạng của phương Tây.

 

Su-35S được coi có sức mạnh vượt trội các chiến đấu cơ cùng thế hệ thứ 4 của phương Tây như F-16

Do được trang bị động cơ phản lực vector siêu mạnh mẽ và linh hoạt là động cơ 117S (hay còn gọi là AL-41F-1S, đặc tính kỹ thuật bay của Su-35S vượt xa các đối thủ cạnh tranh cùng thế hệ thứ 4 của phương Tây, kể cả dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ là F-35 LightningII và F-22 Raptor.

Động cơ này thuộc dòng Al-41F, được nâng cấp rất mạnh từ nguyên mẫu AL-31F (lực đẩy 12.500kg so với 14.500kg), đồng thời được trang bị hệ thống điều khiển đa hướng phụt, giúp máy bay điều khiển cực kỳ linh hoạt, chiếm ưu thế rất lớn trong không chiến tầm gần.

Việc nó đang được sử dụng trong giai đoạn thử nghiệm của các chiến đấu cơ thể hệ 5 của Nga là Sukhoi T-50 PAK FA đã chứng minh sự ưu việt của dòng động cơ này. Với sự linh hoạt của mình, Su-35 hoàn toàn có thể hạ gục tiêm kích F-22 khi đối đầu trong không chiến.

Ngoài ra, tờ báo Đức còn đánh giá rằng, một thiết bị khác làm nên sức mạnh của Su-35 là hệ thống radar mảng pha thụ động (PESA) N035 IRBIS-E. Radar này được chế tạo theo công nghệ đỉnh cao trên thế giới, vượt trội hơn rất nhiều so với các radar của các nước trên thế giới.

IRBIS-Ecó cự ly phát hiện máy bay thông thường lên tới 350km, tàu chiến cỡ lớn là 400km. Đặc biệt nó có khả năng phát hiện các loại máy bay tàng hình có bề mặt tán xạ radar dưới 3m ở khoảng cách xa 100 - 150 km.

Với mô hình thiết kế vừa sục sạo, vừa theo dõi, loại radar này còn cung cấp cho Su-35 khả năng cùng lúc bắt chết 30 mục tiêu và đồng loạt phóng 8 quả tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động, để tấn công 8 mục tiêu khác nhau.

Theo Nguyễn Ngọc/anninhthudo

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh