THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 08:24

Đồng Nai: Chính quyền sát cánh cùng người dân phòng chống dịch tả heo châu Phi

Thời gian gần đây “thủ phủ heo” ở Đồng Nai đang lao đao, nhiều người mưu sinh chính bằng nghề chăn nuôi heo trở nên lo lắng và lâm vào cảnh khó khăn khi dịch tả heo châu Phi đang có nguy cơ lây lan vào địa bàn. Bên cạnh đó nhiều người chưa hiểu rõ bản chất của dịch tả heo châu Phi kêu gọi nhau tẩy chay thịt heo, làm giá heo bị giảm mạnh khiến cuộc sống, kinh tế của những người chăn nuôi heo trở nên khó khăn hơn.

Đồng Nai được xem là "thủ phủ heo" của cả nước.

 

Giá heo giảm mạnh người chăn nuôi gặp khó khăn.

Anh Nguyễn Văn Quang (chủ trang trại nuôi heo ở huyện Thống Nhất) cho biết: “Giá heo trong vòng 3 tuần qua đã rớt gần 15-17 giá, từ 52.000 đồng/kg giờ thương lái chỉ thu mua với giá từ 35.000 - 37.000 đồng/kg. Mặc dù dịch chưa lây làn vào địa bàn nhưng nhiều thương lái đã lợi dụng để ép giá, trong khi lượng tiêu thụ của thị trường cũng giảm mạnh”.

Trang trại của anh Nguyễn Hoàng Hiếu (xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom) đã xuất chuồng hết tất cả đàn heo vì lo sợ dịch tả lợn Châu Phi lây lan vào địa bàn.

 

“Bình thường gia đình tôi đã khó khăn phải vay mượn bà con họ hàng để có chút vốn ‘liều mạng’ thuê đất đầu tư xây dựng trang trại. Tôi mạnh tay đầu tư lứa heo này cũng mong trả được nợ và có chút vốn gây dựng dần dần nhằm thoát được cảnh nghèo khó có cuộc sống ổn định hơn nhưng giờ lâm vào tình cảnh này gia đình tôi không biết phải làm sao, giờ mà bán thì cũng bị thương lái ép giá nên sẻ thua lỗ, mà không bán lỡ dịch bệnh lây lan vào thì gia đình tôi coi như trắng tay, nợ nần chồng chất”. Anh Quang đượm buồn nói.

Anh Nguyễn Hoàng Hiếu (chủ trang trại ở xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom) chia sẻ: Trang trại gia đình tôi nuôi 1.300 con heo thịt, trước thông tin dịch tả heo châu Phi bùng phát mạnh gia đình tôi rất lo lắng vì khi bị dịch là nó sẽ quét hết cả đàn heo nên tôi đã quyết định xuất chuồng đàn heo của mình mặc dù giá heo hơi đang bị rớt giá nhưng vẫn đành chấp nhận, thà có ít còn hơn lỡ dịch vào lại bị mất trắng. Chờ quan giai đoạn khó khăn này gi đình tôi mới giám mua lứa heo giống về nuôi”.

Chính quyền, doanh nghiệp đồng hành cùng người dân.

Trước những hoang mang lo lắng dịch tả heo châu Phi có nguy cơ sẻ xâm nhập “thủ phủ heo” Đồng Nai, để trấn an và hỗ trợ người chăn nuôi chính quyền tỉnh Đồng Nai đã tổ chức nhiều cuộc họp triển khai kế hoạch và thực hiện "phòng chống dịch như chống giặc"; tiến hành tập huấn cho người chăn nuôi heo trên địa bàn, hướng dẫn cách chăm sóc, phun thuốc khử trùng, đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, luôn theo dõi tình hình sinh trưởng của heo ngay khi phát hiện heo có biểu hiện là cần báo ngay cho cơ quan chức năng gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời, tuyệt đối không che giấu khi phát hiện heo có biểu hiện khác thường.

Trước sự lây lan nhanh chóng của dịch tả heo châu Phi, chính quyền tỉnh Đồng Nai tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh không để lây lan vào địa bàn.

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường lập chốt kiểm tra các trạm kiểm dịch khi ra vào địa bàn một cách chặt chẽ, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng có heo bị dịch bị đưa vào địa bàn. Bên cạnh đó, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cũng liên tục ra quân triển khai kiểm tra các trang trại chăn nuôi heo của người dân trên toàn địa bàn tình, đi thực tế giám sát, hướng dẫn người nuôi heo cách phòng chống dịch bệnh.

Không chỉ chính quyền mà các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn cũng tăng cường hỗ trợ người chăn nuôi các trang thiết bị, thuốc… để người dân triển khai phòng chống dịch bệnh hiệu quả nhất. Một số trang trại chăn nuôi heo theo hình thức bán công cho doanh nghiệp thì được doanh nghiệp hỗ trợ đội y bác sỹ thú y về túc trực 24/24h ở các trang trại để giám sát đàn heo, chích thuốc phòng ngừa và đặc biệt là kiểm tra, sát trùng người, phương tiện mỗi khi ra vào khu vực chăn nuôi. 

Công ty TNHH CJ Vina Agri (CJ) gửi khuyến cáo đến các chủ trang trại chăn nuôi heo: “Hiện nay dịch tả heo châu Phi đang bùng phát, người chăn nuôi heo cần phải áp dụng mọi biện pháp sinh học; rải vôi bột xung quanh khu vực chuồng trại 1 - 2 lần/tuần, phun thuốc sát trùng hàng ngày sau khi vệ sinh chuồng xong; phun thuốc sát trùng cho các phương tiện khi ra vào trại, xây dựng rào chắn và tuyệt đối không cho nguwoif lạ vào khu vực chăn nuôi; tuyệt đối không được đem thịt heo, sản phẩm từ thịt heo vào trại…”.

Trò chuyện với chúng tôi anh Cao Văn Toàn (chủ trang trại heo ở xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom) cho biết: “Trang trại tôi nuôi hơn 1.600 con heo thịt sắp đến độ tuổi xuất chuồng, nếu mà dịch bệnh lây lan vào đây thì coi như gia đình tôi coi như tiêu rồi. Với những loại bệnh thông thường thì có thể điều trị và giảm được thiệt hại nhưng với dịch tả heo châu Phi này thì nó đi đến đầu là càn quét sạch đến đó ai mà cứu hết được số heo gia đình tôi chứ. Đã hơn tháng nay ngày nào tôi cũng theo dõi thông tin về độ lây lan của dịch tả và tăng cường phun thuốc, khử trùng phương tiện, người khi ra vào trang trại để đề phòng sự lây lan. Bình thường một tuần chúng tôi phun thuốc khử trùng hai lần, nhưng từ ngày biết tin dịch tả heo xâm nhập vào Việt Nam ngày nào tôi cũng phun thuốc đều đặn, thậm chí còn phải vây ngăn không cho người lạ, động vật từ ngoài xâm nhập vào trang trại của mình”.

Trong thời gian này các trang trại phun thuốc sát trùng hàng ngày, tuyệt đối không cho người lạ vào khu vực chăn nuôi.

 

Anh Quân, cán bộ Nông nghiệp xã Hưng Thịnh cho biết: “Địa  bàn xã Hưng Thịnh là một trong những vùng chăn nuôi lớn ở huyện Trảng Bom với hơn 30 trang trại nuôi heo với quy mô lớn. Ngay khi có thông tin dịch tả heo châu Phi, chúng tôi đã tổ chức mời các chủ trang trại và các hộ chăn nuôi đến ủy ban xã để tập huấn về phương pháp phòng, chống dịch và nâng cao ý thức để đề phòng trường hợp dịch lây lan. Chúng tôi luôn khuyên người dân nên thông báo đến chính quyền nhanh nhất ngay khi phát hiện heo có biểu hiện lạ để chính quyền cùng người dân xử lý”.

Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết: “Hiện, trên toàn địa bàn tỉnh Đồng Nai chưa phát hiện dịch tả heo châu Phi. Trong thời gian này lực lượng thú y luôn chủ động phối hợp với các địa phương tổ chức tháng vệ sinh sát trùng tiêu độc, hạn chế tối đa các mầm bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến các trang trại nuôi heo. Chúng tôi thường xuyên trực tiếp về các trang trại ở các địa phương để tuyên truyền người dân luôn đảm bảo an toàn chuồng trại…”.

XUÂN TRƯỜNG - LƯU LINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh