CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:07

Đối thoại chiến lược quốc gia giữa Việt Nam và WEF: Tăng cường quan hệ đối tác công tư

Tham dự Đối thoại có Nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành WEF, Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch WEF Borge Brende, các Bộ trưởng và Lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam và gần 70 nhà lãnh đạo toàn cầu và khu vực của các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu thế giới.

Đối thoại Chiến lược quốc gia về Việt Nam là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong chương trình của WEF năm 2021

Đối thoại Chiến lược quốc gia về Việt Nam là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong chương trình của WEF năm 2021

Đối thoại Chiến lược quốc gia về Việt Nam là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong chương trình của WEF năm 2021 nhằm hỗ trợ các tập đoàn toàn cầu mở rộng đầu tư, kinh doanh, đón đầu các xu thế mới trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi. Đối với Việt Nam, Đối thoại là sự kiện quan trọng để Thủ tướng Chính phủ trao đổi trực tiếp với các lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu nhằm huy động mọi nguồn lực, thúc đẩy quan hệ công – tư phục vụ thực hiện kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cũng như khát vọng và các mục tiêu phát triển đất nước trong trung và dài hạn.

Phát biểu mở đầu đối thoại, Giáo sư Klaus Schwab nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam và cá nhân Thủ tướng đã làm việc không mệt mỏi để bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân Việt Nam.

Giáo sư bày tỏ hết sức vui mừng khi thấy rằng Việt Nam đã triển khai nhanh chóng và quyết liệt chiến lược tiêm chủng; đây là tín hiệu tích cực cho thấy những khó khăn do đại dịch gây ra sẽ có thể vượt qua, Việt Nam sẽ tiếp tục vững bước trên con đường trở thành đầu tàu kinh tế của khu vực. Giáo sư Klaus Schwab hoàn toàn tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà phát triển ấn tượng trong những thập kỷ tới. Thủ tướng cho biết tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam đã phục hồi trở lại và có nét khởi sắc trong tháng 10 do đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh và từng bước mở cửa nền kinh tế. Tính chung 10 tháng đầu năm, vốn FDI đăng ký mới tăng 11,6% và vốn thực hiện đạt trên 15 tỷ USD; xuất khẩu tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2020...

Điều này cho thấy khó khăn hiện tại chỉ mang tính thời điểm; yếu tố cơ bản là tiềm năng, lợi thế, động lực mới cho phát triển dài hạn và nền tảng vĩ mô, các cân đối lớn của kinh tế Việt Nam vẫn là nổi trội, ổn định và vững chắc.

Quang cảnh hội nghị

Quang cảnh hội nghị

Thủ tướng chia sẻ về Kế hoạch tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn trước mắt của Việt Nam gồm: Chương trình tổng thể mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch bệnh Covid-19; các chương trình về bảo đảm an sinh xã hội và tạo việc làm; phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Thủ tướng khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cắt giảm thủ tục hành chính, chống tham nhũng, tiêu cực.Thủ tướng nhấn mạnh 6 định hướng chính sách quan trọng của Việt Nam gồm: Phục hồi chuỗi cung ứng, bảo đảm lưu thông hàng hóa, hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn, thông suốt của doanh nghiệp trong điều kiện bình thường mới; hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhằm phục hồi tăng trưởng kinh tế và ổn định đời sống xã hội; triển khai quyết liệt các chương trình đầu tư quy mô lớn, nhất là các dự án hạ tầng giao thông liên vùng, năng lượng, hạ tầng xanh, hạ tầng số quốc gia… có tác động lan tỏa, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam; nâng cao chất lượng thể chế đồng bộ, hiện đại, theo chuẩn mực quốc tế, là điều kiện tiên quyết, một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước 10 năm tới; yếu tố quan trọng nhất là nguồn nhân lực nhằm phát huy tối đa nguồn lực quan trọng nhất là con người Việt Nam với tư cách vừa là chủ thể và là mục tiêu cao nhất của sự phát triển.

Trên cơ sở các định hướng phát triển của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các nhà đầu tư phối hợp thực hiện chủ trương phục hồi sản xuất an toàn tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu chế xuất để đảm bảo đơn hàng, duy trì chuỗi cung ứng... Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tăng cường đối thoại, phối hợp trong khuôn khổ đối tác công - tư để khuyến khích sự hưởng ứng và tham gia của tất cả doanh nghiệp và người dân. Thủ tướng đề nghị những mô hình như Chương trình đối tác công - tư cho nông nghiệp bền vững sẽ được nhân rộng sang các lĩnh vực hợp tác có tiềm năng khác; đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam - WEF thành cơ chế thường kỳ giữa lãnh đạo Chính phủ Việt Nam với các doanh nghiệp và chuyên gia của WEF.

THANH MẠNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh