THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:14

Đối phó với những tên khốn tài ba nơi công sở: Cuốn sách giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc văn minh và người lao động “sống sót” được nếu không may rơi vào một “cái hố”

Ông cho biết, tháng 2/2004 ông chia sẻ nguyên tắc này trên tờ Havard Business Review (HBR). Bài báo sau đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho thêm nhiều bài báo, chương trình truyền hình khai thác chủ đề này. Bản thân tác giả cũng nhận được rất nhiều đồng cảm và chia sẻ của độc giả từ trải nghiệm của chính họ. Không chỉ gây ra sự khó chịu đối với đồng nghiệp, cấp dưới, những tên khốn còn thực sự phá hoại hiệu suất của tổ chức hoặc doanh nghiệp. Tất cả những điều này đã thôi thúc Giáo sư Robert viết nên cuốn sách.

Và không phụ mong mỏi, cuốn sách của ông chỉ mất một thời gian rất ngắn để leo lên Top sách bán chạy nhất của The NewYork Times, Wallstreet Journal và Businessweek với hơn 115.000 bản được bán ra và giành được Giải thưởng Quill cho cuốn sách kinh doanh hay nhất năm 2017 (Giải thưởng uy tín do độc giả bình chọn công khai).

Ở những chương đầu của cuốn sách, tác giả giới thiệu với độc giả các khái niệm "tên khốn nhất thời" "tên khốn a-dua" và "tên khốn đích thực", "tên khốn tài ba" cùng 12 trò bẩn mà những kẻ này thường thực hiện. Trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh đến những "tên khốn đích thực", "tên khốn tài ba".

Đó có thể là những CEO, giám đốc, người đứng đầu một chi nhánh/ bộ phận; hoặc một người có năng lực, tự cho mình là "trên cơ" và có quyền coi thường, chèn ép người khác. Những người này liên tục thể hiện sự ti tiện ở mọi lúc mọi nơi, khiến những người xung quanh luôn cảm thấy bị xem thường, hạ thấp, chèn ép, nhụt chí…. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp biết rõ sự "khốn kiếp" của những tên khốn này, nhưng vẫn dung túng họ vì năng lực làm việc của họ với nỗi lo sợ không tìm được người thay thế được họ.

Đối phó với những tên khốn tài ba nơi công sở: Cuốn sách giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc văn minh và người lao động “sống sót” được nếu không may rơi vào một “cái hố” - Ảnh 1.

Tuy nhiên, với rất nhiều bằng chứng xác thực, tác giả cuốn sách đã chứng minh cho độc giả quan tâm thấy rằng, dung túng những tên khốn này là một quyết định sai lầm. Bởi vì lợi ích mà những "tên khốn" này mang lại nhỏ hơn rất nhiều so với sự phá hoại mà họ đem đến cho tổ chức. Ông đưa ra công thức TCA (Total Cost of Asshole) rất cụ thể để các tổ chức có thể đo đếm thiệt hại do các tên khốn gây ra với 4 điểm chính: Thiệt hại cho nạn nhân và nhân chứng; Hậu quả xấu dành cho đội ngũ quản lý; Tăng chi phí pháp lý và quản lý nhân sự; Tiêu cực xảy đến với tổ chức.

Việc dung túng một hoặc nhiều tên khốn chính hiệu, tài ba trong tổ chức, có thể khiến nhân sự liên tục ra vào, tổ chức phải mất nhiều chi phí tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự hơn; tăng nguy cơ đối diện với kiện tụng; tinh thần hợp tác đoàn kết, nỗ lực "tùy tâm" sa sút; tính đổi mới sáng tạo, sự phát triển bị sụt giảm.

Như Ethan, một giám đốc kinh doanh tại Thung lũng Silicon, một tên khốn tài ba chính hiệu, tính theo công thức TCA đã tiêu tốn của doanh nghiệp 160.000 đô-la chỉ trong 1 năm, chưa kể các hệ lụy khác.

Giáo sư Robert cũng chứng minh, việc loại bỏ các tên khốn này không phải là "ngày tàn" đối với tổ chức; mà thậm chí nó sẽ tạo ra được những hiệu quả bất ngờ, rất đáng ghi nhận như cách Google, Intel và cả trăm công ty trong danh sách "100 nơi làm việc tốt nhất thế giới" đã và đang thực hiện. Và đây chính là nguyên tắc sống còn để xây dựng một tổ chức làm việc văn minh, hiệu quả nhất.

Ông đồng thời đưa ra hướng dẫn 10 bước rất cụ thể để giúp các tổ chức có thể thực hiện, củng cố và duy trì nguyên tắc này lâu dài. Ông viết: "Khi thiết lập và củng cố được nguyên tắc "nói không với lũ khốn" trong tổ chức của bạn, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc, giúp việc kinh doanh phát triển, cũng như giúp nhân viên của bạn, bạn bè, gia đình họ và chính bản thân bạn tránh được rất nhiều những cơn đau đầu".

Vì vậy có thể nói, Đối phó với những tên khốn tài ba là một cuốn sách tuyệt vời có thể giúp các tổ chức/ doanh nghiệp tự "bắt mạch" và xây dựng một môi trường làm việc văn minh, giúp việc hoạt động hoặc kinh doanh phát triển một cách bền vững.

Không chỉ có vậy, Đối phó với những tên khốn tài ba còn các chương sách để độc giả tự soi lại mình, để không vô tình biến mình thành những "tên khốn nhất thời" hay "tên khốn a dua", do không kiểm soát được cảm xúc của mình. Trong chương 6 của cuốn sách, ngay cả khi ghi nhận thành tựu của những "tên khốn hiệu quả" (như Steve Jobs- CEO của Apple hay Micheal Eisner- nguyên CEO của Disney), Robert vẫn cảnh báo độc giả rằng: quyết định/ ý tưởng này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Và muốn trở thành "một tên khốn hiệu quả" bạn cần phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc hạ nhục, hăm dọa với cổ vũ và khen ngợi nhân viên, đồng nghiệp… của bạn.

Những chương cuối cùng của cuốn sách, tác giả sẽ bày cho các bạn mưu mẹo để thể "sống sót" được nếu không may đầu quân phải một môi trường làm việc đầy những kẻ ti tiện.

Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà chưa rước về và ngấu nghiến cuốn sách thực tế, rất hữu ích và chỉ có giá bìa tương đương với hai cốc cafe này?

Lô Giang

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh