Đổi mới công tác xác nhận người có công
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 19:43 - 21/09/2015
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, theo quy định hiện hành tại Nghị định số31/2013/NĐ-CP thì căn cứ xác nhận có sự khác nhau đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 còn sống và người đã hy sinh, từ trần (người đã hy sinh, từ trần được bổ sung các loại giấy tờ làm căn cứ xem xét, xác nhận).
Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất sửa đổi, bổ sung thống nhất căn cứ xác nhận đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 còn sống và người đã hy sinh, từ trần.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ân cần thăm hỏi gia đình người có công
Theo Bộ LĐ-TB&XH, về cơ bản diện đối tượng này đã được xem xét xác nhận và giải quyết chế độ qua các giai đoạn. Dự kiến số lượng đối tượng xác nhận mới theo quy định sửa đổi, bổ sung khoảng 1.000 người, kinh phí tăng thêm khoảng 24 tỷ đồng/năm.
Bên cạnh đó, quy định hiện hành không quy định trách nhiệm của cấp cơ sở trong việc thẩm định hồ sơ, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ đề nghị xác nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Điều này gây khó khăn cho cấp tỉnh trong việc xét công nhận, trả lại hồ sơ chưa đủ điều kiện.
Tại dự thảo, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất sửa đổi, bổ sung về thủ tục hồ sơ xác nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 theo hướng bổ sung cấp cơ sở (cấp ủy huyện) trong việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề nghị xác nhận đối tượng, tạo thuận lợi hơn trong công tác xác nhận, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ đề nghị xác nhận.