THỨ HAI, NGÀY 20 THÁNG 01 NĂM 2025 02:32

Đổi mới chính sách về giáo dục nghề nghiệp

Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho GDNN

Năm 2014 Quốc hội đã thông qua Luật GDNN và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015; luật GDNN nhằm mục tiêu kép, điều chỉnh bổ sung số quy định của luật dạy nghề 2006 không còn phù hợp với thực tiễn ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô; đồng thời tiếp cận xu hướng đổi mới trong giáo dục đào tạo, kỹ thuật công nghệ theo định hướng thị trường và hội nhập quốc tế.

TS. Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng TCDN cho biết: Trong bối cảnh hiện nay, để đổi mới và phát triển hệ thống GDNN bên cạnh các nguồn lực trong nước, Việt Nam rất cần các nguồn lực từ nước ngoài. Đặc biệt, là từ các nhà tài trợ lớn Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), thực tế cho thấy, ADB là đối tác hàng đầu đã hỗ trợ vốn ODA và vốn vay ưu đãi rất hiệu quả cho hệ thống GDNN Việt Nam.

Từ năm 2000 đến 2010, ADB tài chợ dự án kỹ thuật và dạy nghề mang tính định hướng, mở đường cải cách hệ thống đào tạo nghề Việt Nam. Đặc biệt nâng cao chất lượng đào tạo 15 trường dạy nghề trọng điểm, tăng cường năng lực bộ máy quản lý, một số kết quả của dự án này là tiền đề đưa vào các quy định của Luật Dạy nghề (2006).

Các đại biểu tham quan mô hình dạy nghề.

Theo TCND, từ năm 2011 - 2013, ADB hỗ trợ dự án đào tạo nghề theo nhu cầu nhằm giảm nghèo của nhật bản. Dự án với mục tiêu tăng cường cơ hội tiếp cận với các dịnh vụ đào tạo nghề cơ hội tìm việc làm và tự tạo việc làm nhằm giảm thiếu đói nghèo của đối tượng yếu thế góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược của chính phủ về giảm đói nghèo và giảm bớt khoảng cách phát triển giữa các vùng, các dân tộc.

Với sứ mệnh phục vụ phát triển của các quốc gia thành viên, ADB đã hiểu được vị trí, tầm quan trọng của GDNN nay đối với sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế hiện nay của Việt Nam. Chính vì vậy vừa qua ADB đã tiếp tục cam kết hỗ trợ dự án Chương trình kỹ năng và kiến thức cho tăng trưởng kinh tế toàn diện.

“Cùng với dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị cho dự án là rất cần thiết để phát huy thành quả của 3 dự án ADB đã tài trợ. Điều quan trọng hơn là dự án mới góp phần xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách đổi mới phát triển lĩnh vực GDNN, góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của nhân lực Việt Nam trên thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế từ nay đến năm 2025”, ông Minh cho biết thêm.

Nền tảng để GDNN phát triển

Theo đánh giá tham luận của các đại biểu của các bộ, ngành liên quan cho biết: Dự án kĩ năng và kiến thức cho tăng trưởng kinh tế toàn diện” là sự can thiệp đầu tiên hỗ trợ Việt Nam nhằm từng bước hiện đại hóa hệ thống GDNN trong 10 năm tới. Dự án với mục tiêu, nâng cao chất lượng và tính phù hợp của các quyết định về GDNN trong dài hạn, 15 khu vực chính sách và đầu tư: Khoản vay chính sách sẽ hỗ trợ Bộ LĐ-TB&XH giải quyết một loạt các kĩnh vực ưu tiên chính sách theo hướng tăng cường khuôn khổ chính sách và hiện đại hóa tổ chức và quản lý các quy định về GDNN giữa các bộ, ngành. Những can thiệp tiếp theo sẽ giải quyết những hoạt động chính sách còn lại.

Bổ sung cải cách và quản lý ở các cấp độ chính sách khoản vay dự án sẽ nâng cấp các cơ sở đào tạo được lựa chọn thuộc Bộ Công Thương và thành lập một mô hình phản ánh nhưng tiếp cận sáng tạo tới các chương trình GDNN theo nhu cầu tại trung tâm phát triển kinh tế thông qua việc hợp nhất các nỗ lực của các cơ sở đào tạo, các ngành địa phương và các hiệp hội, ngành, những tiếp cận thí điểm thành công sẽ được nhân rộng tới những khu vực khác, những can thiệp thành công khả thi sẽ cung cấp hỗ trợ trọng điểm hơn để cải thiện những quy định về GDNN thuộc các bộ, ngành dọc khác.

Ông Wolfgang Kubizki, chuyên gia cao cấp của Ngân hàng ADB nêu rõ: Thực tế cho thấy, lực lượng lao động sẽ có sự dịch chuyển mạnh từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực khác. Đòi hỏi chính phủ cần có chính sách và phải tổ chức đào tạo nghề cho người lao động, để họ có kỹ năng mới khi tham gia vào thị trường lao động. Do vậy, cần có một khung chính sách, có một cơ chế hoạt động chung thống nhất trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức được vấn đề này, ADB tiếp tục cam kết hỗ trợ Việt Nam xây dựng chính sách đào tạo, chương trình phát triển kỹ năng…

Một vấn đề chính của GDNN là mối liên kết với các doanh nghiệp vẫn còn lỏng lẻo, dẫn đến tính phù hợp thấp của khóa đào tạo năng lực hạn chế của giáo viên trong việc áp dụng các kỹ thuật giảng dạy hiện đại kết hợp với nội dung lý thuyết cùng với đào tạo kỹ năng thực hành cũng là một vấn đề lớn đặt ra, thiết bị và nhà xưởng lỗi thời ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy tại nhiều cơ sở GDNN.

Vẫn còn tồn tại trong việc bất bình đẳng trong việc tiếp cận với đào tại kỹ năng nghề tại các khu vực nông thôn, khi các cơ hội việc làm chính quy còn hạn chế, nhiều học viên sau khi tốt nghiệp sẽ tìm kiếm việc làm tư doanh trong các lĩnh vực phi chính thức. Để khắc phục hạn chế, các chương trình GDNN cần xem xét những cách tiếp cận với doanh nghiệp và theo hướng đa kỹ năng, hiện tại đang hoạt động kém hiệu quả trong việc cung cấp đào tạo cho những thanh niên đang hoạt động trong lĩnh vực phi chính thức. Đặc biệt, tại các vùng nông thôn việc tăng cường các tiếp cận với đào tạo kỹ năng nghề sẽ làm tăng các cơ hội việc làm và thu nhập, tuy nhiên hiện vẫn chưa có chiến lược phát triển quốc gia nào về đào tạo kỹ năng nghề nhằm giải quyết nhu cầu về đào tạo và nâng cao tay nghề cho thanh niên. Tác động dự kiến của chương trình đề xuất là tạo ra lực lượng lao động có tay nghề dồi dào để duy trì sự phát triển bền vững và toàn diện tại Việt Nam. Các ý kiến phát biểu tham luận đều nhất trí cho rằng phát triển và đổi mới GDNN trong giai đoạn hiện nay là đòi hỏi cấp thiết, cần có sự tham gia của các cấp, các ngành. Những đề xuất về chính sách của ADB là hợp lý, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

P.TUẤN/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh