THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:19

Đọc sách ảnh hưởng tới người lớn tới đâu? Tìm ra câu trả lời sau khi phỏng vấn hàng trăm người đi làm

Nhà văn người Đức, Hermann Hesse nói rằng: "Không cuốn sách nào trên thế giới có thể đem tới cho bạn vận may, nhưng chúng có thể âm thầm khiến bạn trở thành chính mình".

Sau khi đi làm, số người có thể tĩnh lại để đọc sách có được bao nhiêu? Vì vậy, tôi đã điều tra qua mạng khoảng 100 người đang đi làm, phát hiện ra số người có thể thực sự tĩnh lại để đọc sách chỉ có chưa tới 30 người, cái cớ của mọi người phần lớn là:

1. Tăng ca muộn, mệt, không có thời gian đọc sách.

2. Tâm không tĩnh lại được, không biết nên đọc quyển nào.

3. Có một bạn nữ, sau khi tốt nghiệp đại học, không đọc thêm bất kì cuốn sách nào nữa.

4. Ngày nào cũng đọc mấy bài viết bạn bè chia sẻ rồi, không có thời gian xem báo giấy hay báo mạng.

5…

Theo phân tích, những người ở các thành phố lớn thích đọc sách nhất, về cơ bản là đọc những loại sách có ích cho công việc, đây có lẽ là do áp lực công việc.

Khi tư vấn cho người đi làm, câu hỏi mà tôi luôn hỏi đó là: "Bình thường bạn có đọc sách không? Đọc sách gì? Đọc xong có suy nghĩ gì….". Theo kết quả của 1.021 trường hợp mà tôi từng tư vấn nghề nghiệp, chỉ 5 người không có thời gian đọc sách, còn lại phần lớn mọi người đều thường xuyên đọc sách, đồng thời thông qua đọc sách tìm ra được phương pháp giải quyết các vấn đề gặp phải trong công việc.

Từ các trường hợp tư vấn nghề nghiệp đó, phần lớn mọi người đều có sự cầu tiến, muốn thay đổi và nâng cao bản thân thì mới tìm tới tôi để tư vấn. Đứng từ góc độ thu nhập, chỉ có 5 người có lương năm ít hơn 400 triệu đồng, mức lương cao nhất lên tới 2,3 tỷ đồng. Từ đó có thể thấy, người thường xuyên đọc sách, thu nhập nhất định không tồi. Họ tìm tới tư vấn nghề nghiệp hoàn toàn không phải vì nghề nghiệp phát triển không tốt mà là muốn làm rõ mỗi một "nút thắt" trong quá trình phát triển nghề nghiệp, để có thể phát triển tốt hơn.

Nói tới đọc sách, đối với người đi làm, suy cho cùng thì vì sao phải đọc sách? Có người cho rằng: Đọc sách là cảnh giới cao nhất, không phải để học tri thức mà là để phát hiện ra chính mình, phát hiện ra lương tri của mình. Cá nhân tôi cho rằng, đọc sách là để thay đổi khí chất của bản thân, để lột xác từ bên trong tư tưởng, biến mình thành một phiên bản tốt hơn.

Đọc sách là một hình thức thu nạp tri thức và thông tin, là một chuyện vô cùng quan trọng và cần phải có phương pháp, chỉ bằng cách đọc có phương pháp, đọc những cuốn sách chất lượng cao, sau đó tích cực suy nghĩ và lắng đọng, tổng kết lại, thì khi đó, việc đọc sách mới có thể đem lại được cho bạn những ảnh hưởng tích cực.

Đối với người đi làm mà nói, đọc sách có ảnh hưởng ra sao tới một người?

Đọc sách rốt cuộc ảnh hưởng tới người lớn tới đâu? Tôi tìm ra được câu trả lời sau khi phỏng vấn hàng trăm người đi làm - Ảnh 1.

1. Hình thành tư duy logic nền tảng, nâng cao nhận thức và giúp thu được lợi ích dài lâu

Mọi người thường bàn nhiều về nhận thức, vậy nhận thức tới từ đâu? Cá nhân tôi cho rằng, nhận thức tới từ việc đọc sách. Nếu bạn không muốn nâng cao nhận thức, không đọc sách là được rồi.

Cứ định kì, tôi sẽ đi gặp một vài người bạn mới, mỗi lần giao lưu, tôi sẽ luôn đề cập tới việc đọc sách. Trong tất cả những người bạn mà tôi giao lưu, hầu hết đều là những người thích đọc sách, có người là vì sở thích, có người là vì công việc yêu cầu. Nhưng bất kể ra sao, đọc sách cũng là một thói quen của người ưu tú.

Một lần, tôi nói chuyện với một người bạn từng làm việc ở McKinsey & Company, trong đó có nhắc tới hai cuốn sách. Cậu ấy cười tươi rói nói với tôi rằng hai cuốn sách mà tôi vừa nhắc tới cậu ấy đã mua từ lâu rồi, nếu mà bỏ qua hai cuốn sách ấy, sợ là sẽ bị thời đại bỏ lại mất.

Có thể thấy, người ưu tú ở nơi làm việc đều không ngừng nâng cao nhận thức của bản thân, luôn giữ suy nghĩ phải đi đầu trong xã hội và giữ không để mình tụt lại ở phía sau, còn những người sự nghiệp dậm chân tại chỗ, họ chẳng làm gì cả ngày và luôn cho rằng đọc sách là lãng phí thời gian.

Đọc sách rốt cuộc ảnh hưởng tới người lớn tới đâu? Tôi tìm ra được câu trả lời sau khi phỏng vấn hàng trăm người đi làm - Ảnh 2.

2. Giúp bạn trở nên trầm ổn hơn, cảm xúc ổn định hơn, logic rõ ràng hơn, tầm nhìn sắc bén hơn

Ở nơi làm việc, bạn có phát hiện ra rằng những người cả ngày ca thán, cảm xúc không ổn định phần lớn đều là những người không thích đọc sách. Bởi lẽ, tất cả những người thích đọc sách đều là những người rất chín chắn, trầm ổn, ít nóng nảy.

Vài ngày trước tôi có dịp trò chuyện với một người bạn có thâm niên 7 năm công việc ở một công ty, tôi hỏi cậu ấy làm việc lâu như vậy, đã bao giờ nghĩ tới việc xin nghỉ làm một công việc khác chưa? Cậu ấy nói chưa và nói rằng mình vẫn đang rất hài lòng với cả sếp và cả công việc hiện tại. Cậu ấy kể rằng từ lúc đi theo lãnh đạo hiện tại, bản thân cũng thích đọc sách hơn, đồng thời năng lực làm việc cũng được nâng cao hơn rất nhiều. Cậu ấy nói tiếp, lãnh đạo của cậu ấy vô cùng thích đọc sách, mỗi lần gặp vấn đề gì trong công việc, muốn thỉnh giáo lãnh đạo, lãnh đạo đều sẽ dùng những sự kiện đã từng xảy ra để làm ví dụ cho cậu ấy biết xem đối với những việc tương tự như vậy thì người đi trước họ sẽ xử trí ra sao, rút ra được bài học gì.

Còn một người bạn nữ khác, cô ấy cũng rất thích đọc sách, mỗi lần gặp phải khó khăn trong công việc, cô ấy đều tìm thấy cảm hứng giải quyết vấn đề từ trong sách. Một lần, tôi cố ý hỏi cô ấy rằng, đọc nhiều sách như vậy cậu nhớ được bao nhiêu? Cô ấy nói, nhớ được bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là học được phương thức tư duy, phương thức giải quyết vấn đề từ trong đó, nhận thức ra được điều này, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mình đã đọc được nhiều sách.

Đúng vậy, tôi cũng đồng ý với ý này. Đọc sách, chỉ cần bạn làm rõ được logic, phương thức tư duy và giải quyết vấn đề bên trong đó là đủ. Vì vậy, tôi muốn nói với các bạn rằng: Đọc nhiều sách là phương pháp tốt nhất giúp nâng cao năng lực của một người.

Đọc sách rốt cuộc ảnh hưởng tới người lớn tới đâu? Tôi tìm ra được câu trả lời sau khi phỏng vấn hàng trăm người đi làm - Ảnh 3.

3. Đọc sách giúp nghề nghiệp của bạn phát triển tốt hơn, biến bạn trở nên đáng giá hơn

Chìa khóa để phát triển nghề nghiệp là: Năng lực cá nhân, khả năng xử lý công việc và trí tuệ cảm xúc EQ và cả 3 khả năng này đều có thể được cải thiện được thông qua đọc sách.

Đọc sách làm sao có thể nâng cao EQ?

Những ai từng đọc "Tam Quốc diễn nghĩa" đều biết, EQ cao nhất là Gia Cát Lượng, năng lực giỏi nhất chính là Báng Thống. Nhưng vì sao Bàng Thống không bao giờ có thể bằng Gia Cát Lượng? Đó là bởi Bàng Thống có năng lực nhưng EQ thấp, còn Gia Cát Lượng vừa có năng lực EQ vừa cao.

Kể một câu chuyện để bạn rõ hơn. Khi đó, Lưu Bị sau khi đánh bại được Lưu Chương đã vô cùng vui mừng, mở yến tiệc chiêu đãi tướng lĩnh, quan văn võ trong triều ai nấy đều chúc mừng Lưu Bị, duy có Bàng Thống lại nói Lưu Bị đánh úp huynh đệ của mình, dù có thành công, cũng chẳng vinh quang gì cho cam. Việc này khiến Lưu Bị tức giận lật đổ cả bàn ăn. Có thể thấy, EQ của Bàng Thống quả thực quá thấp.

Còn Gia Cát Lượng thì sao? Gia Cát Lượng khi ở Ngọa Long Cương, vừa nhìn thấy Lưu Bị liền "nịnh hót", khiến Lưu Bị vui như mở hội. Đó là bởi Gia Cát Lượng nói ra những điều mà Lưu Bị cũng rất muốn nói, vì vậy Lư Bị vui mừng là lẽ đương nhiên.

Cũng giống như hiện nay, thuộc hạ nào biết cách nói ra những điều mà lãnh đạo muốn nói nhưng không tiện nói ra, lãnh đạo tự nhiên sẽ rất vui. Có một cấp dưới như vậy, lãnh đạo nào chẳng mừng.

Nên biết rằng, bạn hoàn toàn có thể rèn luyện được tầm EQ của mình thông qua đọc sách. Thông qua đọc sách, bạn thực sự có thể lĩnh ngộ được nhiều tri thức và kinh nghiệm hơn. Cứ tin tôi, đọc sách quả thực có thể giúp nghề nghiệp của bạn phát triển tốt hơn.

Đọc sách rốt cuộc ảnh hưởng tới người lớn tới đâu? Tôi tìm ra được câu trả lời sau khi phỏng vấn hàng trăm người đi làm - Ảnh 4.

Tôi cho rằng sách là một phần mở rộng của tư duy. Hầu hết những người bất tài, hay phàn nàn và có năng lượng tiêu cực đều là những người không thích đọc sách, bởi lẽ nội tâm của họ không được sách "gột rửa", họ luôn chỉ quanh quẩn ở trong tầm nhận thức eo hẹp ban đầu của mình và cuối cùng ảnh hưởng đến cả một cuộc đời.

Những người có thói quen đọc sách đã quen với việc suy nghĩ, logic rõ ràng, nhìn vấn đề nhìn thẳng vào trọng điểm, dễ dàng tiếp nhận những sự vật sự việc mới hơn. Tin tôi, đọc và phát triển thói quen đọc sẽ có lợi cho bạn suốt đời!

Vương lão

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh