THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 09:51

Doanh nghiệp ngoại khát nhân lực chất lượng cao

Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo thành phố và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa năm 2015

Đây chính là những ý kiến của các hiệp hội doanh nghiệp FDI đưa ra tại Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa năm 2015, tổ chức ngày 4/3/2015.

Cơ hội thấp từ lao động kém

Theo các nhà đầu tư nước ngoài, để có thể đạt được các mục tiêu trên, Việt Nam nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng cần phải có chiến lược nâng cao nguồn nhân lực có tay nghề. Vì hiện nay, nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới trong quá trình tăng vốn đầu tư vào TP, đều có một nguồn vốn đáng kể đã đầu tư các trung tâm nghiên cứu và đào tạo chuẩn quốc tế để chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực cho cuộc cạnh tranh trong giai đoạn tới.

Ông Võ Quang Huệ, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bosch Việt Nam, cho rằng nguồn nhân lực có tay nghề của Việt Nam hiện nay chưa dủ khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của các nhà đầu tư. Ngoài việc chính phủ Việt Nam đẩy mạnh quá trình cải cách hệ thống pháp lý theo hướng minh bạch hóa, bình đẳng trên một sân chơi cạnh tranh toàn cầu, đầu tư vào việc đào tạo nghề cũng phải được xem là ưu tiên hàng đầu.

Đồng quan điểm với ông Huệ, ông Ngô Đức Trí, Tổng giám đốc công ty Somerset Việt Nam cho rằng tăng trưởng trong năm qua của công ty khoảng 20%. Hiện tại công ty có gần 900 người làm việc, nhưng nhiều dự án đầu tư vẫn bị trì hoãn do thiếu nhân lực. Do vậy, chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cao mới có thể phát triển tốt được.

Bà Sherry Boger, Tổng giám đốc Intel Products Việt Nam, nhận xét thách thức lớn nhất trong cuộc hội nhập của Việt Nam hiện nay là về năng suất lao động, cùng với sự phát triển chậm chạp của lực lượng lao động lành nghề. Điều này có thể đe dọa đến sự tăng trưởng liên tục của Việt Nam. Để tiếp tục thu hút đầu tư và nâng cao trình độ của lực lượng lao động, Chính phủ nên có thêm nhiều hành động để hiện đại hóa và nâng cấp chương trình giáo dục quốc gia, đặc biệt ở cấp độ đại học và trung cấp.

“Ngành công nghiệp bán dẫn nhìn chung đang rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, chỉ đứng sau ngành dầu khí. Tuy nhiên, nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển ngành này tại TP.HCM quá ít”, bà Sherry Boger nói.

Còn ông Phạm Thái Lai, Tổng Giám đốc Tập đoàn Siemens Việt Nam, khẳng định: “Trong toàn bộ các quốc gia của khu vực ASEAN, Siemens chọn Việt Nam là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược gia tăng đầu tư trong giai đoạn tới. Để có thể gia tăng tính cạnh tranh mạnh hơn so với các nước khác trong cuộc đua thu hút vốn FDI, Việt Nam cần tập trung và thay đổi chiến lược đầu tư cho nguồn nhân lực chất lượng cao”.

Việt Nam cần tập trung và thay đổi chiến lược đầu tư cho nguồn nhân lực chất lượng cao

Theo đại diện của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng có thể tiếp cận được thị trường Việt Nam một cách hiệu quả và có được nhiều điều kiện ưu đãi khi đầu tư vào Việt Nam. Điều này sẽ đẫn đến nâng cao việc chuyển giao kiến thức, một vấn đề mà Việt Nam đang nỗ lực kêu gọi nằm thoát khỏi khu vực có ‘mức thu nhập trung bình’. Vì vậy, loại bỏ các rào cản ngăn cản tự do thương mại và đầu tư nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp trong nước đáp ứng được sản lượng cho thị trường quốc tế.

Tập trung nhân lực để thu hút đầu tư

Ông Thái Văn Rê, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP cho biết, tính đến 31/12/2014, trên địa bàn thành phố có 5.310 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là 36,28 tỷ USD. Riêng năm 2014, vốn FDI vào thành phố có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tổng số dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư là 457 dự án với tổng vốn đăng ký là 2,88 tỷ USD, tăng 2,7 lần so với năm 2013. Ngoài ra, còn có 138 dự án đầu tư điều chỉnh tăng vốn với số vốn đăng ký tăng thêm là 383,41 triệu USD. Tính chung các dự án cấp mới và điều chỉnh tăng vốn, thành phố đã tiếp nhận 3,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 56,6% so cùng kỳ năm 2013. Vốn FDI thực hiện trên địa bàn năm 2014 khoảng 2,5 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2013.

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư nhằm đón đầu một chu kỳ tăng trưởng mới sau một thời gian trầm lắng với số vốn đầu tư đăng ký cấp mới đạt xấp xỉ 635 triệu USD (chiếm 22,07%).

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong muốn chính quyền địa phương tập trung cải thiện nguồn nhân lực và tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh và giải quyết những vấn đề chưa nhất quán, thiếu hiệu quả và thiếu sự công bằng trong cơ chế chính sách hiện tại. Qua đó tạo cơ hội tiềm năng khác có thể có được từ việc thúc đẩy dòng vốn ngoại. Điều này có thể thực hiện được thông qua việc cải thiện triển vọng vào thị trường bất động sản và xây dựng. Tuy nhiên, trước hết cần phải thông qua việc giảm giá bất động sản, để thành phần thu nhập trung bình khá có thể tham gia vào thị trường. Ngày càng có nhiều các công ty quốc tế bị thu hút đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tuy nhiên họ cần phải được đối xử công bằng.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh khẳng định: Hoạt động FDI đang góp phần tạo cho thành phố có một diện mạo mới nhờ sự xuất hiện và  phát triển của các khu đô thị mới, các khu dân cư, căn hộ cao cấp với thiết kế đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bí thư Thành ủy đã nêu các vấn đề mà TP. cần giải quyết trong thời gian tới. Đầu tiên giảm ít nhất 30% thời gian xử lý đối với các hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư và các thủ tục có liên quan. Thứ hai, tăng cường tiếp xúc, đối thoại để lắng nghe, giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư. Thứ ba, tập trung hơn nữa trong việc phát triển nguồn nhân lực đủ trình độ, tay nghề cao phù hợp. Thứ tư, tập trung đầu tư phát triển hệ thống giao thông, xây dựng thêm các kết cấu hạ tầng cầu cống, đường xá kết nối giữa khu vực trung tâm thành phố với các khu đô thị mới…”.

 

Ngọc Thiện

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh