CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 06:55

Điều tuyệt đối kiêng kỵ trong lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời

Đây là một lễ cúng quan trọng trong dịp Tết cổ truyền. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng nắm được những phong tục cúng lễ truyền thống. Dưới đây là 6 sai lầm trong việc cúng lễ ngày 23 tháng Chạp mà nhiều gia đình có thể chưa biết:

Điều tuyệt đối kiêng kỵ trong lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời - Ảnh 1.

1. Làm lễ cúng ông Công ông Táo sau ngày 23 tháng Chạp năm Canh Tý 2020

Thời gian cúng lễ Táo quân không quá nghiêm ngặt, có thể làm lễ từ ngày 21 tháng Chạp, nhưng nhất thiết không được làm lễ quá muộn. Từ 23h đêm ngày 23 tháng Chạp trở đi đã được tính sang ngày mới, nếu làm lễ cúng vào thời điểm này thì không đúng với phong tục, là điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo không được quên.

Theo quan niệm dân gian, từ 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Táo bay về trời. Tuy nhiên theo thời gian thì quan niệm này cũng dần thay đổi, tùy theo điều kiện gia đình mà làm lễ cúng, vẫn có gia đình làm lễ vào tối ngày 23.

Tốt nhất là gia chủ nên sắp xếp công việc để làm lễ cúng trong khoảng thời gian phù hợp, có thể làm từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

Dâng cúng Táo quân những món như: Thịt chó, thịt vịt, thịt chim

Việc cúng lễ quý ở thành tâm, đồ cúng lễ 23 tháng Chạp không quá cầu kì nhưng cần sự chu đáo, tỉ mỉ để không bỏ sót điều gì. Mâm lễ cúng ông Công ông Táo có thể là lễ chay, cũng có thể là lễ mặn, tùy theo điều kiện gia đình. Tuyệt đối không dâng cúng Táo quân các món như thịt chó, thịt vịt, thịt chim.

2. Những món kiêng dâng cúng ông Công, ông Táo

Về cỗ cúng ông Công, ông Táo thì tùy thuộc vào điều kiện, gia chủ có thể lễ chay hay mặn đều được. Lễ chay gồm có giấy vàng, giấy bạc, tờ tiền, cau trầu, nước và hoa quả. Lễ mặn gồm giò chả, chân giò, xôi và các món ăn cổ truyền khác. Tuy nhiên, có một số loại thịt người ta kiêng không đem cúng, như các món làm từ vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó,...

3. Không đốt vàng mã quá nhiều

Theo quan niệm dân gian, các Táo ở đây là 2 Táo ông và 1 Táo bà, vì thế gia chủ cần chú ý chuẩn bị đủ 3 bộ mũ áo vàng mã cho 3 vị. Đồ vàng mã sẽ được hóa cho các vị thần linh sau khi lễ cúng hoàn thành.

Vì vậy, không nên đốt quá nhiều vàng mã. Thông thường người dân sẽ chuẩn bị 3 con cá chép thật hoặc 3 con cá chép giấy để làm “ngựa” tiễn Táo về trời.

4. Ném cá chép từ trên cao, ném cả túi nylon xuống hồ

Điều tuyệt đối kiêng kỵ trong lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời - Ảnh 2.

Cũng không nên mua quá nhiều cá chép thật, nếu có ý định thả phóng sinh thì nên có kế hoạch từ trước để chọn nơi thả phóng sinh cho phù hợp.

5. Đặt mâm lễ tùy tiện

Nếu gia chủ có ban thờ Táo quân ở dưới bếp thì có thể đặt mâm lễ cúng ở đây, song vẫn cần có 1 mâm lễ nữa ở ban thờ chính, bởi theo quan niệm dân gian thì ông Công là thần Thổ công, cai quản đất đai trong nhà. Cúng ông Công ông Táo thì phải chú ý điều này.

Ngoài ra, xét theo ý nghĩa tâm linh thì việc cúng lễ phải được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà. Bếp là nơi đun nấu, dù có lau dọn sạch sẽ đến mấy thì cũng vẫn là không gian sinh hoạt chung, không đủ trang nghiêm.

Ban thờ chính của gia đình là nơi thờ phụng các vị thần linh, đặt mâm lễ cúng ở đây mới thể hiện lòng thành kính của gia chủ với các vị thần linh.

6. Cầu xin tài lộc khi cúng ông Táo

Làm lễ cúng ông Công ông Táo mà cầu xin tài lộc, công danh, tình duyên là không phù hợp, không nên phát tâm cầu khấn những điều này.

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh