Điều trị ung thư rất khó và tỷ lệ tử vong cao, nên chủ động phòng ngừa
- Y học 360
- 05:06 - 15/06/2020
"Tôi thà đói còn hơn quá no, gầy còn hơn béo", vì ăn no và béo phì là con đường dẫn đến bệnh ung thư đường ruột, ung thư thận, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng và các bệnh ung thư khác...
1. Những thói quen xấu trong cuộc sống
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, nếu bạn là người thường xuyên sử dụng những thực phẩm giàu calo, chất béo thì dễ mắc bệnh béo phì - đây là yếu tố liên quan mật thiết với nhiều loại ung thư.
Ngoài ra, những thực phẩm như cá muối, dưa chua đều có chứa nhiều thành phần nitrit, dưới tác động của axit dạ dày, nitrit sẽ phản ứng với protein để tạo ra nitrosamine gây ung thư thực quản, ung thư đường ruột và ung thư dạ dày.
Chuyên gia cũng cho biết, thức ăn nhanh hoặc ăn đồ quá nóng cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Những người thích ăn nóng và uống nước nóng có nguy cơ mắc ung thư thực quản rất cao.
Bên cạnh đó, việc thức khuya trong một thời gian dài cũng có thể khiến phụ nữ gia tăng nguy cơ ung thư lên 47%, nguyên nhân bởi việc thức khuya làm giảm sự tiết melatonin - một chất có thể ức chế các tế bào ung thư vú.
Nghiện rượu, nghiện các chất kích thích cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư, làm tăng nguy cơ ung thư gan, dạ dày, thực quản...
2. Các chất gây ung thư có mặt trong cuộc sống
Trong cuộc sống, có rất nhiều tác nhân gây ung thư đó là virus, nấm mốc và vi khuẩn.
- Virus gây ung thư: Có thể kể đến Human papillomavirus (HPV) có liên quan chặt chẽ đến sự xuất hiện của ung thư cổ tử cung, ung thư lưỡi, ung thư thanh quản, ung thư da và các bệnh ung thư khác. Ngoài ra, còn có virus viêm gan B và virus viêm gan C, đây đều là nguyên nhân chính của bệnh ung thư gan. HIV cũng gây ra ung thư hạch và ung thư máu cấp tính.
- Nấm mốc: Phổ biến nhất là aflatoxin, một loại chất độc được WHO xếp vào nhóm ung thư số 1, có thể gây ung thư gan. Ngoài ra, còn có Fusarium và nitrosamine gây ung thư thực quản.
- Vi khuẩn: Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) có mối liên quan với viêm dạ dày, loét dạ dày và ung thư dạ dày.
3. Yếu tố ô nhiễm môi trường
Trước đây, môi trường bị ô nhiễm chủ yếu là khí thải công nghiệp và khí thải ô tô. Tuy nhiên hiện nay, mức độ ô nhiễm gia tăng do khói bếp, ô nhiễm trang trí và khói thuốc lá... Dù bằng cách nào, việc tiếp xúc thường xuyên với những yếu tố ô nhiễm này cũng có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung thư phổi và các bệnh ung thư khác.
4. Hút thuốc
Chuyên gia khuyên mọi người nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá vì sức khỏe của bản thân và gia đình. Đừng đợi đến khi mắc ung thư mới bỏ thuốc vì lúc ấy đã quá muộn.
Sau khi chỉ ra 4 điều có thể khiến bạn mắc ung thư cực nhanh,sau đây là "đơn thuốc chống ung thư" từ 4 việc đơn giản sau:
Thà đói còn hơn ăn quá no
"Tôi rất sợ mình sẽ không chịu nổi sự cám dỗ của thức ăn. Vì vậy để tránh ăn nhiều hơn, mỗi khi cảm thấy bắt đầu no, tôi sẽ lập tức rời khỏi bàn ăn. Có như vậy tôi mới có thể không tiếp tục ăn quá nhiều".
Đều đặn kiểm tra sức khỏe định kỳ
"Sớm phát hiện và điều trị ung thư ngay ở giai đoạn đầu rất quan trọng, vì vậy tôi khuyên bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Người ở tuổi trung niên và người già thì nên đi khám 2 lần/năm.
Để ý những tổn thương tiền ung thư
Bệnh ung thư không thể xuất hiện trong một lúc mà luôn có một thời gian dài phát triển.
Các tổn thương tiền ung thư thường bao gồm triệu chứng: Xuất hiện bạch cầu niêm mạc, nhiều polyp trong đại tràng, viêm dạ dày teo mạn tính, viêm cổ tử cung mãn tính... Nếu chúng ta kịp thời phát hiện các tổn thương tiền ung thư và xử lý kịp thời, chúng ta có thể giảm đáng kể chi phí điều trị và rủi ro tử vong vì nó.
Học cách tận hưởng cuộc sống
Những cảm xúc tiêu cực có thể làm giảm khả năng miễn dịch và tạo cơ hội cho các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Để ngăn ngừa ung thư, duy trì trạng thái cân bằng cảm xúc là rất cần thiết.
Cuối cùng, vị chuyên gia khẳng định: Điều trị ung thư là rất khó khăn và tỷ lệ tử vong cao. Chính vì thế chúng ta nên chủ động phòng ngừa.