THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 11:32

Di chuyển tự do nhân lực thời hội nhập: Cần quan tâm hàng đầu

Tại hội thảo, các đại diện đến từ Bộ LĐ-TB&XH cũng đem đến cái nhìn tổng quát về bức tranh nhân lực, đào tạo nghề, chất lượng lao động (LĐ) hiện nay. Trong đó, nhận định của ông Đỗ Văn Giang, Phó vụ trưởng Vụ dạy nghề chính quy, Tổng cục Dạy nghề thu hút được sự chú ý của 150 ứng viên tìm việc và 10 doanh nghiệp Nhật Bản.

"Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn như: cạnh tranh về nhân lực chất lượng cao tăng lên; năng suất LĐ và chất lượng việc làm còn thấp; cơ cấu nhân lực LĐ nhiều bất cập lớn và có nguy cơ ngày càng gia tăng bất cập; quản lý lao động lỏng lẻo... trong khi hội nhậpTPP, AEC, việc di chuyển LĐ là tất yếu, VN sẽ phải đối mặt với môi trường cạnh tranh cao", ông Giang cảnh báo.

Quang cảnh hội thảo

Theo TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tếchính sách, người vừa kết thúc nhiệm vụ trong nhóm tư vấn cho Chính phủ Việt Nam ngày 26/3, Việt Nam vẫn nhìn Nhật Bản như một nước cung cấp ODA là chính.

“Chúng ta không nên có cách nhìn này nữa vì dù sao ODA vẫn là những đồng vay nợ. Phải nhìn nhận Nhật Bản như một đối tác, phải học hỏi thái độ, phong cách làm việc của người Nhật, cách người Nhật biến nước này thành một nền kinh tế trụ cột của thế giới. Hiện tại, VN không còn lợi thế mạnh về lao động so với Thái, Philippine, Indonesia... VN cũng đã hoàn tất tham gia TPP trong đó có Nhật Bản. Cùng với gia nhập TPP, cấu trúc hợp tác kinh tế sẽ thay đổi nên hợp tá sau rộng hơn VN và Nhật Bản là rất yếu", ông Thành nói.

Trong giai đoạn mới, theo TS Thành, chúng ta phải hợp tác, học hỏi Nhật Bản để nâng cao năng suất lao động và cách thức quản trị để phát triển. “Trong đó, những thực tập sinh của Việt Nam từ Nhật trở về sẽ trở thành một vốn quý cho các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại Việt Nam, đồng thời là lực lượng lao động có tính chất kết nối giữa Việt Nam và Nhật Bản”, ông Thành nói.

Thực tập sinh VN sang Nhật bản hiện đã tăng gấp 3, với 200 ngàn người năm 2015 và sẽ còn tăng nữa. Tuy nhiên, nhiều thực tập sinh kỹ thuật về VN lại không có cơ hội tận dụng khả năng đào tạo ở Nhật dù họ đã học được rất nhiều kỹ năng, kiến thức.

Công sứ kinh tế của Đại sứ quán Nhật Bản Katsuro Nagai cho biết: “Tôi luôn hy vọng họ có thể sử dụng kỹ năng và kinh nghiệm ở Nhật Bản để đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam. Làm sao để họ có thể sử dụng các kỹ năng, kinh nghiệm này, để họ làm việc, thành lập DN… đóng góp thiết thực cho Việt Nam? Cho nên chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa việc tạo môi trường, điều kiện cho họ”.

Hội thảo đã đánh giá về các chính sách từ trước tới nay của Việt Nam về đào tạo nhân lực ngành công nghiệp góp phần vào việc xây dựng chính sách công nghiệp hoá của đất nước. Cùng với việc trao đổi các kiến thức kinh nghiệm của Nhật Bản, việc trao đổi ý kiến về chiến lược để tận dụng những kỹ năng và kinh nghiệm của các cựu tu nghiệp sinh trong công cuộc công nghiệp hóa đất nước đã diễn ra rất sôi nổi.

Và để cụ thể hoá các vấn đề được nêu trong phiên buổi sáng, phiên buổi chiều dưới hình thức Hội thảo việc làm giữa cựu tu nghiệp sinh và các doanh nghiệp Nhật Bản đã được tổ chức với mục đích thúc đẩy sự giao lưu nhân sự trong ngành công nghiệp giữa hai nước. Buổi hội thảo đã kết thúc tốt đẹp với sự tham gia của hơn 150 ứng viên người Việt Nam và 10 doanh nghiệp Nhật Bản.

Nguyễn Thanh/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh