CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:02

Đêm nay, bầu trời Việt Nam xuất hiện mưa sao băng

Theo Báo tiền Phong, những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Quadrantids-trận mưa sao băng đầu tiên của năm mới và là một trong những trận lớn của năm 2020. Quadrantids còn gọi là mưa sao băng Thước Phần Tư, có nguồn gốc từ những phần còn lại của tiểu hành tinh 2003 EH1 - một tiểu hành tinh có quỹ đạo chuyển động quanh mặt trời với chu kỳ 5,5 năm.

Khi bắt đầu được ghi nhận, mưa sao băng xảy ra trong khu vực của chòm sao Quadrans Muralis nên được gọi là mưa sao băng Quadrantids. Sau này, quy ước các chòm sao có sự thay đổi, mưa sao băng Quadrantids ngày nay thuộc chòm sao Bootes (Mục Phu).

Đêm nay, bầu trời Việt Nam xuất hiện mưa sao băng  - Ảnh 1.

Mưa sao Băng

Mưa sao băng Quadrantids đạt cực đại vào đêm mùng 3 rạng sáng mùng 4/1 với tần suất có thể lên tới hơn 60 vệt sao băng một giờ, tương đương với 2 trận mưa sao băng lớn nhất năm là Geminids và Perseids. Tuy nhiên, thời điểm đạt cực đại của Quadrantids tương đối ngắn, chỉ vài giờ, số vệt sao dài sáng đẹp cũng ít hơn.

Năm nay, việc quan sát tương đối thuận lợi khi không bị ảnh hưởng bởi trăng tròn. Thời điểm quan sát lý tưởng nhất là sau 2 giờ sáng. Người yêu thiên văn nên nhìn về hướng trời đông bắc, chọn nơi ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí. Lưu ý xem dự báo thời tiết trước khi quan sát.Theo báo Người Lao Động: mưa sao băng Quadrantids, một trong những trận mưa sao băng rực rỡ nhất kéo dài từ cuối tháng 12 hàng năm đến tháng 1 năm sau, đang ngày một dày đặc hơn trong những ngày đầu năm 2020. Nguồn gốc của nó là 2003 EH, một tiểu hành tinh có biệt danh "sao chổi Zombie", quay quanh mặt trời mỗi 5,5 năm. Bởi tảng đá không gian này chính là một "xác sống", phần tàn dư còn lại của một sao chổi lớn hơn nhiều đã tan vỡ từ lâu.

Đêm nay, bầu trời Việt Nam xuất hiện mưa sao băng từ sao chổi Zombie - Ảnh 1.

Mưa sao băng Quadrantids năm 2019 - ảnh: American Meteor Society

Rất tình cờ, phần đuôi mang nhiều bụi vũ trụ và thiên thạch cỡ nhỏ của "sao chổi Zombie" này quét qua quỹ đạo của trái đất. Vậy là mỗi năm một lần, trái đất bay qua chiếc đuôi bụi đó và mọi người lại có dịp chiêm ngưỡng mưa sao băng. Đêm cực đỉnh tuyệt đẹp của mưa sao băng Quadrantids chính là vài giờ đồng hồ mà trái đất bay qua dải bụi thiên thạch dày đặc nhất.

Các nước thuộc Bắc Bán cầu sẽ là nơi được mưa sao băng Quadrantids năm nay ưu ái. Trong đó, tại Việt Nam, bạn có thể quan sát đêm cực đỉnh của trận mưa sao băng này vào tối 4-1, rạng sáng 5-1.

Giai đoạn dày đặc nhất của mưa sao băng là 2 giờ sáng đến 6 giờ sáng ngày 5-1, với 120 ngôi sao băng lướt qua bầu trời mỗi giờ!

Để quan sát nó, bạn nên tìm một nơi ngắm cảnh càng ít ảnh hưởng tới ánh đèn thành thị càng tốt, tránh xa đèn và các thiết bị điện tử trong ít nhất 15-20 phút để mắt quen với bóng tối, khi đó bạn mới có thể nhìn rõ sao băng.

Đêm nay, bầu trời Việt Nam xuất hiện mưa sao băng từ sao chổi Zombie - Ảnh 2.

Vị trí quan sát mưa sao băng Quadrantids (điểm đánh dấu "+") - ảnh: Sky and Telecscope

Trở ngại duy nhất là mặt trăng đầu tháng đã đạt được 50% độ sáng trong đêm nay, tuy nhiên nó không ảnh hưởng nhiều lắm, bạn vẫn có thể quan sát khá rõ nếu bầu trời ít bị mây mù ô nhiễm che phủ.

Hãy ngước nhìn bầu trời và tìm vị trí của 4 chòm sao Đại Hùng (Big Dipper), Tiểu Hùng (Little Dipper), Thiên Long (Draco) và Mục Phu (Bootes). Mưa sao băng phát ra ở vị trí chính giữa 4 chòm sao này.

LÊ NHUẬN (Tổng Hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh