THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:18

Đem lại lợi ích tốt nhất cho trẻ em

8 Nội dung Luật tập trung sửa đổi

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó chủ nhiệm Ủy ban Ngô Thị Minh cho biết: Luật BVCS&GD TE ban hành năm 1991, sửa lần đầu vào năm 2004. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới phê duyệt Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. Hiến pháp năm 2013 sửa đổi nhấn mạnh quyền con người, quyền công dân, trong đó Điều 37 Hiến pháp quy định về quyền tham gia của trẻ em. Vì vậy, Luật BVCS&GD TE sửa đổi trên tinh thần những điều chỉnh cơ bản theo Công ước quốc tế và Hiếp pháp 2013 để phù hợp với các quy định mới và tình hình thực tiễn.

Theo bà Minh, Luật BVCS&GD TE sửa đổi có nhiều vấn đề cần cụ thể sâu hơn về 4 nhóm quyền trẻ em đặc biệt là quyền tham gia của trẻ em. Luật sửa đổi dựa trên quan điểm đem lại lợi ích tốt nhất cho trẻ em, vì thế tập trung vào 8 nhóm nội dung cơ bản: Sự cần thiết, quan điểm nguyên tắc xây dựng Luật; tên gọi, phạm vi điều chỉnh, kết cấu; độ tuổi trẻ em; thực hiện các quy định cụ thể về 4 nhóm quyền cơ bản (quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển, quyền tham gia); tư pháp trẻ em và đội ngũ cộng tác viên tư pháp trẻ em; vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em; vai trò của các tổ chức xã hội trong bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Luật BVCS&GD TE sửa đổi nhằm đem  lại lợi ích tốt nhất cho mọi trẻ em.

Thứ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, ngày 17/7, Bộ LĐ-TB&XH có Tờ trình số 44 trình Chính phủ về dự án Luật BVCS&GD TE (sửa đổi). Đầu tuần sau, ngày 27-28/7, Chính phủ sẽ họp Phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật, trong đó có cho ý kiến về dự án Luật BVCS&GD TE (sửa đổi). Sau khi có ý kiến của Chính phủ, Bộ sẽ hoàn thiện hồ sơ dự án Luật để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Dự thảo Luật BVCS&GD (sửa đổi) có tên gọi mới là Luật trẻ em gồm 6 chương, 71 điều. Trong quá trình xây dựng, về cơ bản, các ý kiến đều nhất trí về kết cấu và nội dung cơ bản của Dự án Luật. Hiện vẫn còn 3 vấn đề lớn có ý kiến khác nhau trong quá trình soạn thảo đang được xin ý kiến của Chính phủ: Về tên gọi của dự án Luật; về độ tuổi của trẻ em, trẻ em là “công dân” Việt Nam hay “người” Việt Nam và có quy định cụ thể về Ủy ban quốc gia về trẻ em. 

Quá trình sửa Luật cởi mở, tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp

Bà Yoshimi Nishino đánh giá cao sự vào cuộc sớm của Quốc hội Việt Nam trong việc rà soát, thẩm định dự thảo Luật Trẻ em cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban soạn thảo của Chính phủ và Ban thẩm định của Quốc hội. Quá trình sửa Luật cởi mở và minh bạch, tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp của các đơn vị, cơ quan có liên quan.

Dự án Luật Trẻ em là bước cụ thể hóa các quy định trong Hiến Pháp và tuân thủ các quy định trong Công ước quyền trẻ em. UNICEF đánh giá, những nội dung Luật sửa đổi tiến bộ trong nỗ lực giải quyết các bất cập hiện nay của trẻ em. Theo đề xuất của UNICEF về sửa đổi Luật: Luật Trẻ em cần hướng tới việc sửa đổi nhằm giải quyết tốt hơn các vấn đề bất bình đẳng ở trẻ em, thông qua đảm bảo trẻ yếu thế và gia đình các em được Nhà nước hỗ trợ để có thể giải quyết các rủi ro khác nhau. Đảm bảo sự đồng thuận trong khái niệm về khả năng dễ bị tổn thương và trẻ em, nhằm định hướng cho các chương trình, chính sách của Chính phủ cho nhóm trẻ thiệt thòi này. Mục tiêu quan trọng là đảm bảo việc sử dụng nguồn lực cho trẻ em hiệu quả và công bằng; đảm bảo hệ thống bảo vệ trẻ em vận hành tốt, nhằm giải quyết các trường hợp vi phạm quyền trẻ em ngay tại cộng đồng.

“Luật cần tuân thủ tốt hơn các quy định quốc tế về quyền trẻ em, thông qua dửa đổi làm rõ hơn một số nguyên tắc quyền trẻ em, nhất là nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Một số khái niệm cũng cần tuân thủ các chuẩn quốc tế như bóc lột trẻ em, khiêu dâm trẻ em, sự tham gia của trẻ em. Luật sửa đổi cần hướng tới việc giải quyết các khuyến nghị của Ủy ban Quyền trẻ em...”, bà Yoshimi Nishino nhấn mạnh.

          Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban, ưu điểm nổi bật của dự thảo Luật Trẻ em là thể hiện nhận thức đầy đủ hơn về quyền trẻ em so với Luật BVCS&GD TE hiện hành. 4 nhóm quyền trẻ em được ghi nhận bằng các quy phạm pháp luật trong dự thảo Luật. Đây cũng chính là lý do xây dựng Luật Trẻ em thay thế Luật BVCS&GD TE hiện hành.

Đức Kiên

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh