THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 01:40

Đề xuất xây cao tốc TPHCM - Tây Ninh hơn 10.000 tỉ đồng

 

Dự án tuyến cao tốc TPHCM - Tây Ninh có chiều dài gần 54 km, điểm đầu là đường Vành đai 3 (TPHCM) chạy song song với đường sắt Tân Chánh Hiệp - Trảng Bàng, đến khu vực ga đường sắt Gò Dầu cắt qua QL22B rồi tiếp tục vượt sông Vàm Cỏ đi về phía quốc lộ QL22 và kết thúc tại cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh).

Dự án cao tốc TPHCM - Tây Ninh với tổng vốn đầu tư hơn 10.000 tỉ đồng.

Tổng kinh phí thực hiện dự án này hơn 10.000 tỉ đồng, thực hiện theo hình thức PPP (đối tác công và tư). Trong đó phần vốn tham gia của nhà đầu tư PPP là hơn 5.400 tỉ đồng và phần vốn nhà nước đóng góp là hơn 5.000 tỉ đồng.

Tuyến cao tốc dự kiến đầu tư thành hai giai đoạn: Giai đoạn 1 thực hiện đoạn TPHCM - Trảng Bàng (dài 33 km) và Trảng Bàng - Mộc Bài (20,5 km). Đoạn TPHCM - Trảng Bàng có quy mô 4 làn xe với tốc độ thiết kế 120 km/giờ.Đoạn Trảng Bàng - Mộc Bài  hạn chế 4 làn xe với tốc độ thiết kế 80 km/giờ.
Sáng 1.11, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Phạm Hồng Sơn - Giám đốc Ban Quản lý Dự án 2, thuộc Tổng cục Đường bộ cho biết, việc đề xuất xây dựng tuyến cao tốc này được nghiên cứu kỹ về sự cần thiết dựa trên tầm quan trọng của cửa khẩu Mộc Bài là cửa ngõ quốc tế. Đây là cửa khẩu lớn nối với nước bạn Campuchia ở khu vực phía nam, nhưng chỉ có duy nhất một tuyến đường bộ là tuyến QL22 nên gây ra tình trạng quá tải.
“Tuyến đường QL22 hiện quá tải, tình trạng ùn tắc diễn ra liên tục. Vì vậy, cần thiết phải có thêm tuyến đường cao tốc để vận chuyển hàng hóa và hành khách ngày càng tăng cao. Về phần nguồn vốn của nhà nước có thể sử dụng ngân sách hoặc vay vốn ODA, còn về phần đầu tư của tư nhân hiện đã có một số nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nên cũng rất khả thi” - ông Sơn nói với PV Báo Lao Động.
Dự án cao tốc TPHCM - Tây Ninh sẽ được thẩm định và phê duyệt vào năm 2020, sau đó triển khai thi công và hoàn thành vào năm 2025.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh