THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:55

Đề xuất cấp vắc xin bạch hầu để tiêm phòng cho người dân

Trong đó, bệnh nhi V. (4 tuổi, làng Bông Hiot, xã Hải Yang, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai) đã tử vong lúc 2h30 sáng 5/7 do bạch hầu thanh quản ác tính tổn thương đa cơ quan, trước khi nhập viện bệnh nhân V. có biểu hiện sốt, ho, đau họng. 15 ca nhiễm vừa nêu đều ở xã Hải Yang là người thân, cha, mẹ… của bệnh nhi V.. Ông Hải cho rằng, triệu chứng của bệnh Covid-19 và bạch hầu có nhiều điểm tương đồng, bệnh bạch hầu phát hiện sớm sẽ rất dễ điều trị, nếu muộn nguy cơ tử vong cao.

Đề xuất cấp vắc xin bạch hầu để tiêm phòng cho người dân - Ảnh 1.

Bác sĩ kiểm tra thân nhiệt của các em nhỏ ở xã Hải Yang.

Để phòng chống dịch, Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã gửi văn bản tới Bộ Y tế đề nghị cấp 100 nghìn liều vắc xin bạch hầu để tiêm phòng cho người dân huyện Đắk Đoa. Đồng thời ngành y tế tỉnh Gia Lai chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ để sẵn sàng thu dung, cấp cứu, điều trị các trường hợp mắc bệnh. Cùng với đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai đã khoanh vùng, khử khuẩn tại khu vực có người dân mắc bạch hầu.

Trong một cuộc họp tại Tỉnh ủy Gia Lai, sau khi nghe đại diện ngành y tế Gia Lai báo cáo tình hình dịch bạch hầu, ông Hồ Văn Niên – Bí thư Tỉnh uỷ Gia Lai yêu cầu tất cả bí thư trực thuộc (14 huyện, 2 thị xã và thành phố Pleiku) phải theo dõi tình hình, kiểm soát dịch bạch hầu tại từng địa phương. Bởi theo ông Niên, bệnh bạch hầu rất dễ lây lan, đặc biệt trong cộng đồng người dân tộc thiểu số do phong tục tập quán của bà con rất hay tập trung nơi đông người ở các địa điểm ma chay, hiếu hỉ. 

Cùng với đó, ông Niên yêu cầu ngành y tế tỉnh Gia Lai kiểm soát tình trạng các gia đình đưa nhau đi tiêm ngừa bệnh bạch hầu sẽ khiến tình trạng khan hiếm và đẩy giá vắc xin lên cao. Để phòng chống dịch bạch hầu hiệu quả, theo ông Niên, ngành y tế tỉnh Gia Lai phải nắm chắc tình hình, từ đó đưa ra những khuyến cáo thiết thực đến người dân.

Đề xuất cấp vắc xin bạch hầu để tiêm phòng cho người dân - Ảnh 2.

Cán bộ xã Diên Bình tuyên truyền về dịch bạch hầu.

Tại tỉnh Kon Tum, phóng viên đã về xã Diên Bình (huyện Đắk Tô) - nơi có 5 ca dương tính với bạch hầu. Ông Thái Ngọc Tuấn – Phó Chủ tịch UBND xã Diên Bình cho biết, trước tình hình dịch bệnh trên địa bàn, xã đã phối hợp với các ngành tổ chức tuyên truyền cho hộ gia đình có ca bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bạch hầu. Thực hiện cấp thuốc, giám sát cho người dân uống thuốc dự phòng bệnh bạch hầu. Vận đồng người dân có dấu hiệu sốt, ho, nuốt đau… đến các cơ sở y tế để được khám, điều trị. Chỉ đạo Trạm y tế trực 24/24 thực hiện khám chữa bệnh, phát hiện sớm ca nghi ngờ mắc bệnh. Cùng với đó vận động nhân dân thực hiện các biện pháp tổng dọn vệ sinh môi trường đảm bảo nhà cửa khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ… 

Ông Nguyễn Lộc Vương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum cho biết: "Toàn tỉnh Kon Tum đến ngày 8/7 đã có 22 ca dương tính với bạch hầu. Việc tiêm vắc xin bạch hầu và những loại vắc xin khác gặp nhiều khó khăn do người dân đồng bào thường đi làm trên rẫy nên phải thực hiện tiêm vét nhiều lần mới đạt hiệu quả. Hầu hết cán bộ làm công tác phòng chống dịch cực lắm, luôn cố gắng. Hiện ngành y tế Kon Tum đã đề xuất Bộ Y tế cấp 100 nghìn liều vắc xin bạch hầu để tiêm phòng cho người dân", ông Vương nói.

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh